Phân tích Môi trường ngành bằng mô hình Porter’s Five Forces:
1.
Quyền lực nhà cung nguyên liệu:
-
Các đơn vị sản xuất ống thép VN dùng nguồn
nguyên liệu thép cán nóng, cán nguội và mạ kẽm từ nhập khẩu của Posco, Hoa Sen hoặc tự sản xuất
một phần như Hoà Phát.
-
Với năng lực sản xuất thép cán nguội hiện
nay của Việt Nam đạt trên 4 triệu tấn vào năm 2013 thì nguyên liệu cho ống thép
hàn là quá dồi dào. Chất lượng ống hàn mạ kẽm dùng trong xây dựng không yêu cầu
chất lượng cao như tấm lợp do đó rất nhiều nhà máy mạ có các dây chuyền vài chục
ngàn tấn đủ đáp ứng. Rõ ràng quyền lực người bán rất thấp trong ngành thép ống.
-
Nguyên liệu sản xuất thép ống: đối với ống
mạ nhúng nóng (mạ từng mẻ) thì nguyên liệu là thép cán nguội cuốn thành. Nếu sản
xuất ống đen thì dùng nguyên liệu là thép cán nóng. Đối với ống mỏng dưới 2mm
chủ yếu dùng tôn mạ kẽm cuốn thành sau đó mạ phủ lớp kẽm lên mối hàn.
2.
Quyền lực của khách hàng:
-
Xu hướng sử dụng ống thép mạ kẽm ngày
càng tăng trong những năm gần đây: Năm 2012 ống mạ kẽm chiếm tỷ lệ 29%. Năm
2013, chỉ trong 4 tháng đầu năm tỷ lệ này đã là 31%[1].
-
Khảo sát tại một số đơn vị sản xuất thép
ống gần đây cho thấy nhu cầu ở các dải ống mỏng chiếm đa số (0.90-1.90mm), cho
thấy nhu cầu này chủ yếu xuất phát từ ngành xây dựng. Do các ống mạ kẽm dày hơn
2.3mm chủ yếu sử dụng cho các ngành công nghiệp chế tạo máy móng thiết bị.
-
Tuy nhiên cũng như ngành tôn mạ kẽm, nhu
cầu thép ống dày sẽ ngày càng tăng cao; nhu cầu ống thép có kích cở lớn sẽ tăng
cao, dẫn đến áp lực thay đổi công nghệ, thiết bị sản xuất. Trừ các đơn vị đầu
ngành trang bị máy móc khá hiện đại, còn lại là các doanh nghiệp nhỏ sử dụng
các máy cuốn ống lạc hậu, sản lượng thấp, vài ngàn tấn/năm.
-
Người mua hàng có nhiều lựa chọn do có
nhiều loại ống có chất lượng khác nhau để lựa chọn, mặt khác năng lực sản xuất
cũng vượt quá nhu cầu thị trườn nội địa nên sự cạnh tranh trong ngành thép ống
cũng rất cao.
-
Đường kính ống lớn nhất sản xuất thương
mại ở VN hiện tại là 219mm. Ngoại trừ một số nhà máy như JFE Spiral sản xuất ống
hàn xoắn ốc có đường kính lớn hàng mét. Một dự án tương tự của Nippon Steel tại
KCN Phú Mỹ 2 (BR-VT) có thể sản xuất ống có đường kính 3m[2] và
nhà máy sản xuất ống dầu khí là PVpipe có thể sản xuất ống thép hàn lên đến
760mm[3].
-
Hiện tại Việt Nam chưa có đơn vị nào sản
xuất ống thép đúc. Hàng năm phải nhập khẩu 100%.
3.
Mức độ cạnh tranh ngành:
-
Các công ty sản xuất ống thép dẫn đầu thị
trường gần đây liên tục tăng năng lực sản xuất với các dự án đầu tư mới dẫn đến
mức độ cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực này. Mức độ cạnh tranh này có thể thấy
rõ qua tỷ suất lợi nhuận liên tục giảm của các nhà sản xuất ống thép, hẵn nhiên
một phần là do suy thoái kinh tế trong những năm gần đây…
Bảng
5.1: ROA và ROE của một số nhà sản xuất thép ống.
(Ghi
chú: sản lượng thép ống chiếm tỷ lệ 21% cơ cấu sản lượng thép và tỷ trọng doanh
thú thép ống ước tính chiếm 25% tổng doanh thu từ các sản phẩm thép của Hòa
Phát- số liệu 2012[4])
Nguồn:
Cafef
-
Công suất sản xuất thép ống liên tục
tăng qua các dự án:
+
Năm 2009, SeAH Việt Nam đưa dây chuyền sản xuất ống thép 100,000 tấn vào hoạt động,
nâng tổng công suất nhà máy lên 170,000 tấn/năm. Đây là một trong ba nhà máy có
thể sản xuất ống 8’’ (200mm) tại thời điểm đó chỉ có Hòa Phát và Việt Đức có
dây chuyền tương đương[5]. Sản
lượng năm 2012 dẫn đầu thị trường với thị phần nắm giữ 18%, sản lượng 116,894 tấn.
Tuy nhiên SeAH xuất khẩu gần 80% trong năm này.
+
Hòa Phát: Hiện có một máy cán nguội khổ hẹp kết hợp với pickling (khổ 630mm),
công suất 100,000 tấn/năm và hai dây chuyền tôn mạ kẽm khổ nhỏ, một dây ở KCN
Phố Nối A-Hưng Yên, công suất 40,000 tấn/năm (chạy năm 2011)[6]; một
dây ở KCN Như Quỳnh-Hưng Yên (chạy năm 2012), sản lượng 60,000 tấn/năm.
Sản
lượng ống thép tiêu thụ năm 2012 là 97,500 tấn, chiếm thị phần 15%, đứng thứ
hai sau SeAH Vietnam. Năm 2013, Hòa Phát dự kiến nâng công suất sản xuất lên
200,000 tấn[7].
Như vậy có thể thấy Hòa Phát đã tự sản xuất 50% nguyên liệu cho sản phẩm thép ống.
+
Hữu Liên Á Châu: Hiện có 6 dây chuyền ống thép dân dụng có công suất 40,000 tấn/năm
và đã đưa một dây chuyền ống thép hàn dày công suất 60,000 tấn /năm vào hoạt động
trong năm 2012 , nâng tổng suất suất nhà máy lên 100,000 tấn/năm. Sản lượng
tiêu thụ năm 2012 là 71,694 tấn, chiếm 11% thị phần ống thép Việt Nam.
+
Hoa Sen: Với 17 dây chuyền cuốn ống, tổng công suất 165,000 tấn/năm dẫn đến
doanh thu từ ống thép chiếm 29% năm 2012[8].
Hiện đang có kế hoạch đầu tư 9 máy cuốn ống, trong đó 6 cái đặt tại chi nhánh
Miền Bắc và 3 máy tại Công ty Vật liệu xây dựng HS. Tổng công suất dự kiến tăng
lên 40-50,000 tấn[9].
Sản lượng ống thép tiêu thụ năm 2012 là 71,185 tấn, chiếm thị phần 11%.
+
Thép Việt Đức (VGpipe): công suất 200,000 tấn/năm. Bao gồm 10 dây chuyền ống
đen cở nhỏ 12,7 mm đến 113,5 mm; 1 dây ống đen lớn đến 219mm; Hai dây chuyền ống
mạ kẽm sản xuất ống đường kính từ 21,2 mm - 219,1 mm, độ dày từ 1,6 mm - 12 mm.
VGS cũng có một máy cán nguội khổ 480-750 (liên tục) bao gồm pickling và lò ủ
chuông, độ dày 0.3-2.5mm. Sản lượng bán hàng năm 2012 đạt 54,580 tấn, chiếm
8.4% thị phần.
4.
Đe dọa của đối thủ mới xâm nhập vào thị trường:
-
Ngành thép ống không có nhiều đối thủ mới
đến từ nước ngoài, tuy nhiên sẽ có một số mối đe dọa từ người mới gia nhập
ngành, chính là các công ty sản xuất thép lá cán nguội và tôn mạ trong nước sẽ
đa dạng hóa sản phẩm bằng cách đầu tư về phía hạ nguồn, như trường hợp Hoa Sen
tham gia thị trường thép ống vào năm 2009; Nam Kim tham gia thị trường ống thép
vào năm 2012. Các công ty này có lợi thế về nguyên liệu, nhân lực và hạ tầng, sẽ
là một thách thức cho các công ty chỉ chuyên sản xuất ống thép.
5. Đe
dọa của sản phẩm thay thế:
Đe
dọa của sản phẩm thay thế thép ống hiện là không đáng kể ở VN.
Đình Long
Đình Long
[1]
Ban tin Hiep hoi thep thang 12/2012 va 4 thang dau nam 2013.
[3] http://asemconnectvietnam.gov.vn/infodetail.aspx?infoid=12447.
[5] http://cafef.vn/hang-hoa-nguyen-lieu/van-hanh-nha-may-san-xuat-thep-ong-100000-tannam-20090313082016457ca39.chn;
http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/ykien/16387.
[6]
Ngoc Duong. (2011). “HPG du kien dua them hai nha may vao hoat dong thang
8/2011”. Nhip Cau Dau Tu. Retrieved
on August 29th, 2013 from the website: http://www.nhipcaudautu.vn/article.aspx?id=8928-hpg-du-kien-dua-them-2-nha-may-di-vao-hoat-dong-tu-thang-8.2011.
[7]
Bao cao thuong nien HPG 2012.
[8]
BSC.(March 2013). Bao cao phan tich CTCP Tap doan Hoa Sen.
[9] http://gafin.vn/20130306115747414p0c36/hsg-du-kien-dau-tu-gan-1400-ty-dong-giai-doan-20132017.htm.