Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016

The appeal of galvanized steel sector of Vietnam

Who are major players in the Vietnam galvanized steel market?
       According to VSA (Vietnam Steel Association), the apparent consumption in 2015 was 3.3 million tons nationwide, including products produced in the country is 2.1 million tons and the rest is the import products.
Domestic market share of the leading companies and also the members of the Vietnam Steel Association:
     To be noted that the above data is the domestic consumption, excluding the export markets, we see potential rivals occupy very good market shares. These companies are not only gradually narrowing the gap versus the market leading company that is increasingly showing an ability to sustainable growth by upgrading technology to produce high quality products, the production process do not harm the environment, develop the modern management systems as well as to build a strong corporate culture as the platform of development of companies.
These companies have different competitive advantages, some of them is pursuing the strategy to scale up the production and occupy a large part of the domestic market, others are pursuing a strategy of enhancing product quality beside the development of production scale, such as TDA, Sunsteel and SSSC. For the steel industry in general as well as the galvanized steel industry, large-scale production is a leading advantage, so we can see clearly the investment projects being developed continually recently.
80% of capacity is being exploited!
         The production capacity of Vietnam metallic coated steel industry currently approximately 3.6 million tons a year in the hands of about 10 large companies and 10 small companies, meanwhile the production of galvanized steel in 2015 reached 3.1 million tons, which exploited 81% the capacity.
According to my survey, the production capacity increased in 2016 and 2017 about 2.4 million tons, raising the capacity to 6 million tons nationwide, equivalent to the capacity increase is 60%! Galvanized steel industry is the sector with the highest consumption in the segments of the steel industry recently, however, the average annual growth (CAGR) in recent years was only 22%. Thus, this growth of production capacity is relatively high compared to the actual demand.
New entrants?
There is quite a lot of investment projects implemented in recent time, making the galvanized steel market became very hot in Vietnam. Typically, the project to expand the phase 2 of TDA Thu Dau Mot, increasing the capacity of 600 thousand tons per year; No.3 Nam Kim project raises capacity further 650 thousand tons per year; Hoa Sen Nghe An project raises the capacity up to 430 thousand tons per year, and a largest player of long steel sector, Hoa Phat, recently announced a project for producing galvanized steel sheet with capacity of 400 thousand tons a year as a potential new entry.
     Hoa Phat currently covers a whole production chain of steel, from iron ore to iron making and steel making, but, the output is only long product. It is going to produce flat products, but, starting from the downstream of steel value chain. This approach strategy is very popular in the world, of course, there are some existing competitors, also are preparing to go up to the upstream. If Hoa Phat wants to close the supply chain of steel industry, it needs to invest new melt shop, slab casting, as well as hot strip mills and tandem cold mills, it shall be a long way, of course, Hoa Phat will not be alone in this journey.
Potential demands?
        FDI projects in Vietnam grows well, in 2015, total investment capital is 15.23 billion US dollars, thus, the industrial construction market developed very well from last year to this year, besides, the real estate market recovers from last year and is growing quite hot this year has given rise to huge demand for roofing products and welded steel pipes.
      Pre-Engineered Buildings account for over 70% of industrial workshops. Therefore, the growth prospects of the manufacturing industry will entail a large demand for this type of home, accompanied with the needs of the roofing and walls. According to Mr. Joseph Mathew, CEO of Kirby Vietnam, in the period 2010-2013, the growth rate of Pre-Engineered Buildings market reaches 15-17% per year, and the rate from 2014 until now must be higher, according to my calculate, the total demand of the Pre-Engineered Buildings of Vietnam around 600-800 thousand tons a year. The main players in this market are Zamil Steel, PEB Steel, Kirby, Dai Dung, Atad, BMB.
In addition, the export of galvanizing steel sheet was forecasted with a strong growth in 2016, exports of first two months was 98 thousand tons, an increase of 18% over the same period last year.
      HCM city's metro is building which is scheduled for completion in 2020 with a total investment of about $ 3 billion. In the period from 2016-2020 Vietnam needs about 48 billion of USD to develop the transport infrastructure system. The household electrical appliances industry and the automobile industry are currently using imported materials. Those are very the potential demands beside the existing demand for roofing and steel welded pipes and it is the reason why the galvanizing industry of Vietnam always grows quite hot.

       The diversification of galvanized steel demand is inevitable, as the chart above shows, the demand of the Chinese galvanized steel in 2014, galvanized flat products accounted for only 57% of total demand.

Dinh Long

Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2016

LÝ THUYẾT VỀ NHU CẦU THÉP VÀ NHU CẦU THÉP CỦA VIỆT NAM

[THEORY OF STEEL DEMAND AND STEEL DEMAND OF VIETNAM]
       Nhu cầu thép của mỗi đất nước hay của cả thế giới sẽ phát triển theo hướng nào, liệu mức tăng trưởng cầu có là vô hạn hay hữu hạn? Hay biến động theo một mô hình nào đó? Bài viết này nhằm sơ lược lại một số nghiên cứu về mối tương quan giữa nhu cầu thép và thu nhập bình quân đầu người cũng như mức độ đô thị hóa nhằm trả lời phần nào câu hỏi trên.
       Trước hết xem xét vào con số về nhu cầu thép thế giới từ năm 1970 trở lại đây.
Hình 1: Nhu cầu thép toàn cầu từ 1970-2015, triệu tấn
Nguồn: WSA
Ta thấy nhu cầu thép có lúc suy giảm, ví dụ thập niên trước, những năm quanh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, nhu cầu thép giảm rõ rệt. Tuy vậy, nhìn chung là nhu cầu thép có xu hướng tăng. Nguyên nhân chính là nhu cầu thép tăng theo sự tăng trưởng của GDP, đối với các nước đang phát triển. Hình 2 cho thấy tăng trưởng nhu cầu thép của Hàn Quốc và Trung Quốc có mối liên hệ mật thiết với tăng trưởng GDP bình quân đầu người. Dĩ nhiên ở các nước đã phát triển không cho thấy xu hướng này, mà ta sẽ bàn đến ở phần sau.
Hình 2: Tăng trưởng sản lượng thép theo GDP bình quân đầu người của Mỹ, Nhật, Hàn và Trung Quốc.
Lý thuyết phổ biến về nhu cầu thép là lý thuyết sự thay đổi của nhu cầu thép theo tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân đầu người [Intensity of steel use]. Lý thuyết này được các nhà nghiên cứu chứng minh bằng phép hồi quy theo phương pháp Bayesian [Bayesian vector regression], dựa trên thống kê số liệu tiêu thụ thép và GDP per capita của các nước trên thế giới, các nghiên cứu tiêu biểu như Crompton (1995)[1], Chen, Clements, Roberts, and Weber (1991)[2], Robert (1996)[3] and Warell, L. and Olsson, A. (2007)[4]. Biểu diển của lý thuyết này là một đường cong hình chữ U ngược [U-shaped] như hình dưới:
Hình 3: Relationship between Steel demand and GDP per capita, U-shaped curve
Nguồn: Crompton, P.(1995). “Forecasting Steel Demand In South-EastAsia”,  Department of Economics, The University  of Western Australia Nedlands, Western Australia 6907.
Một cách sơ lược, lý thuyết này nói rằng, nhu cầu thép của mỗi quốc gia sẽ tăng trưởng hay suy giảm phụ thuộc vào chu kỳ của nền kinh tế của quốc gia đó. Khi thu nhập bình quân đầu người (GDP per capita) thấp, nền kinh tế đang ở giai đoạn đầu, chủ yếu phát triển ngành nông nghiệp, do đó nhu cầu về thép là rất thấp. Khi nền kinh tế phát triển hơn, quá trình công nghiệp hóa diễn ra, tốc độ đô thị hóa tăng cao, nhu cầu nguyên vật liệu thép cho ngành hạ tầng và ngành chế tạo tăng dẫn đến như cầu sử dụng thép tăng cao. Tuy nhiên khi nền kinh tế phát triển hơn nữa, tức là cơ sở hạ tầng đã hoàn thiện và tỷ trọng ngành dịch vụ sẽ tăng cao dẫn đến nhu cầu vật liệu thép của nền kinh tế sẽ giảm đi. Ví dụ cụ thể như là hình bên dưới, ta thấy nhu cầu thép của Nhật Bản hay của Mỹ đều đã qua giai đoạn đỉnh cao. Trong lúc Trung Quốc và Ấn Độ đang trong giai đoạn tăng trưởng.
Hình 4: Cường độ sản xuất thép trên GDP bình quân đầu người
Một nghiên cứu của Mike Elliott (2015) [Global Mining & Metals Leader, Ernst & Young][5] cho thấy rõ tính thực tiển của lý thuyết này:
Hình 5: Steel intensity vs per capita, 2014
Nguồn: Mike Elliott (2015)
Tương tự lý thuyết trên, Elliott biểu diễn nhu cầu thép qua 3 giai đoạn 1, 2 và 3 như trên biểu đồ. Biểu đồ cho thấy nhu cầu thép các nước phát triển đã suy giảm đáng kể như US, Nhật Bản, Đức, Canada, Pháp, Ý…Theo nghiên cứu này thì khi thu nhập bình quân đầu người đạt 15,000-20,000 USD thì nhu cầu thép bắt đầu suy giảm.
Nhu cầu thép, theo lý thuyết này thì phụ thuộc lớn vào tốc độ tăng tỷ lệ đô thị hóa, khi đô thị hóa tăng cao dẫn đến nhu cần nhà ở và hạ tầng tăng theo kéo theo tăng tiêu thụ thép.
Hình 6: Nhu cầu thép tỷ lệ với tỷ lệ đô thị hóa
Nguồn: WSA
Hình 7: Một vài thống kê và ước tính tỷ lệ đô thị hóa
Nguồn: WSA
Nhu cầu thép của Việt Nam
Hình 8: Tỷ lệ đô thị hóa Việt Nam từ 2004-2016
Tốc độ đô thị hóa cao là một trong các nguyên nhân chính làm tăng cầu về thép. Với mức tiêu thụ thép thô dưới 200kg/người như hiện tại thì tiềm năng tăng trưởng ngành thép còn rất lớn, để đạt được mức tiêu thụ 800-900kg người như các nước ở vào cuối giai đoạn công nghiệp hóa, bước chân vào hàng ngũ các nước phát triển. Có thể nói tiêu thụ thép của chúng ta chỉ mới nằm ở giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng, hay là đang nằm ở chân của biểu đồ chữ U ở trên.
Hình 9: Tiêu thụ thép biểu kiến trên đầu người từ 2003-2015
Source: WSA (2003-2012); từ 2013-2015 tác giả tự tính toán
      Tóm lại, mọi lý thuyết có thể thay đổi, cập nhật trong tương lai. Nhu cầu thép luôn biến động và bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Sự phát triển về công nghệ sản xuất, chế tạo, sự phát triển của ngành vật liệu mới, các vấn đề ô nhiểm môi trường, thiên tai, khủng hoảng kinh tế đều có thể làm cán cân cung cầu của ngành thép biến động không như ta tưởng tượng.

Đình Long

                                            




[1] Crompton, P.(1995). “Forecasting Steel Demand In South-EastAsia”,  Department of Economics, The University  of Western Australia Nedlands, Western Australia 6907.
[2] Chen, D., Clements, K.W., Roberts, E.J and Weber, E.J. (1991). “Forecasting Steel Demand in China”, Resources Policy, 17(3)
[3] Roberts, M. (1996). "Metal use and the World Economy", Resource Policy, vol. 22, No.3
[4] Warell, L. and Olsson, A. (2007). Trends and developments in the Intensity of Steel use: An Econometric Analysis
[5] Elliott, M. (2015). "Urbanization, Steel Demand, and Raw Materials", Ernst & Young

Thứ Tư, 6 tháng 1, 2016

SƠ LƯỢC VỀ NGÀNH THÉP TRUNG QUỐC

       Quá trình chuyển đổi nền kinh tế khá gập ghềnh, nền kinh tế Trung Quốc (TQ) trong một thời gian dài có sự tăng trưởng chủ yếu dựa vào các ngành công nghiệp thâm dụng tài nguyên, năng lượng, gây ô nhiểm môi trường, một nền kinh tế tăng trưởng dựa vào xuất khẩu cũng như dựa vào tăng trưởng giá trị đầu tư cơ sở hạ tầng, sang “trạng thái bình thường mới” (New Normal) như các nhà hoạch định chính sách của TQ đề ra: tăng trưởng kinh tế chậm lại, tái cấu trúc để cân bằng lại nền kinh tế, định hướng đến tăng chi tiêu cho ngành dịch vụ, tiêu dùng và nghiên cứu, sáng tạo và công nghệ. Điều này dẫn đến nền kinh tế TQ tiếp tục suy thoái sâu trong năm nay[1].
Hình 1: Biểu đồ tăng trưởng GDP của TQ những năm gần đây, ước tính 2015 và dự đoán 2016.

GDP của TQ liên tục xu hướng giảm sau khi đạt đỉnh 14.2% vào năm 2007, năm 2014 đạt 7.4%, được cho là thấp nhất trong vòng hai mươi bốn năm qua[2], tuy nhiên ước tính GDP TQ năm 2015 sẽ còn thấp hơn, 6.9%. Và IMF dự báo GDP TQ năm 2016 sẽ chỉ đạt 6.8%.
Một trong những hậu quả là ngành thép thế giới đã và đang trải qua là những hệ lụy khủng hoảng thừa thép của Trung Quốc (TQ), điều này có thể thấy rõ qua số liệu xuất khẩu thép của nước này liên tục tăng cao trong những năm gần đây.
Hình 2: Xuất khẩu thép của TQ những năm gần đây.

Năm 2014 TQ xuất khẩu 82.1 triệu tấn thép trên toàn thế giới (một vài báo cáo còn cho con số này lên đến 93 triệu tấn), lượng xuất khẩu trong năm 2015 dự kiến còn lớn hơn, chỉ trong tháng giêng họ đã xuất đi 9.2 triệu tấn.[3]
Tiêu thụ thép thực tế của TQ
Hình 3: Tiêu thụ thép thực của TQ và tương quan với GDP

Nguồn: MPI
Năm 2014 tổng tiêu thụ các sản phẩm thép của TQ đạt 702 triệu tấn, đạt trung bình bình quân đầu người trên 500kg/ người. Với sản lượng thép sản xuất ra năm 2014 là 822 triệu tấn thì TQ bị thừa 120 triệu tấn thép trong năm 2014, do đó không lạ gì khi họ xuất khẩu 93 triệu tấn thép trên toàn cầu trong cùng năm!
Hình 4: Tương quan giữa lượng tiêu thụ thép với mức đầu tư vào tài sản cố định của xã hội của TQ

Nguồn: MPI
Khoảng cách tăng trưởng tiêu thụ thép so với tổng mức đầu tư và tài sản cố định thu hẹp dần theo định hướng tái cấu trúc nền kinh tế sang trạng thái “bình thường mới”.
Hình 5: Tiêu thụ thép bình quân đầu người của TQ

Nguồn: MPI
Hình 6: Tiêu thụ thép bình quân đầu người của TQ so với các nước, năm 2013.

Nguồn: WSA (World Steel in Figures 2015)
Các nước đang bước từ nước công nghiệp sang nước phát triển như Hàn Quốc tiêu thụ thép thực đến hơn 700 tấn trên đầu người. Mức tiêu thụ danh nghĩa là hơn 1000kg /người!
Hình 7: Tiêu thụ thép phân theo ngành công nghiệp của TQ các năm 2000, 2010 và 2014

Nguồn: MPI
Ngành xây dựng chiếm 55% và ngành công nghiệp chế tạo máy chiếm 18-20% là hai ngành hàng đầu tiêu thụ thép. Về dài hạn tỷ lệ tiêu thụ thép của ngành xây dựng sẽ giảm đi và tỷ lệ sử dụng thép trong các ngành công nghiệp ô-tô và chế tạo thiết bị sẽ ngày càng tăng[4].
Ngành xây dựng tiêu thụ 55% sản lượng thép TQ sản xuất ra, trong đó, lĩnh vực xây dựng nhà ở, bất động sản chiếm 50%, còn lại 50% là đến từ nhu cầu trong ngành xây dựng cơ sở hạ tầng và các tiện ích hệ thống giao thông.
Hệ quả
Giá thép của TQ liên tục giảm trong những nằm gần đây, năm 2015 giá giảm thấp nhất trong vòng 20 năm qua. Giá HRC FOB xuất cảng Quảng Châu tuần cuối tháng 12/2015 là 278 USD; CR- 344 USD, GI- 493USD và PPGI- 565 USD.
Hình 8: Biểu đồ giá HR của TQ từ 2009-2015.

Nguồn: http://www.telegraph.co.uk/finance/11802122/China-denies-currency-war-as-global-steel-industry-cries-foul.html
Theo ông Wang Jianhua, trưởng phân tích Mysteel, sản lượng thép thô TQ năm 2015 khoảng 802 triệu tấn, giảm 2.2% yoy và tiêu thụ biểu biến 704 triệu tấn giảm 4.7% yoy. Dự đoán sản xuất thép thô TQ năm 2016 sẽ tiếp tục giảm, đạt khoảng 770 triệu tấn.
Trái ngược với suy nghĩ chung, các công ty thép TQ sẽ buộc phải cắt giảm sản lượng để đảm bảo dòng tiền, tuy nhiên họ được chính quyền địa phương khuyến khích tiếp tục sản xuất trong thua lỗ nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế địa phương hoặc ổn định xã hội. Theo một báo cáo gần đây, tỷ lệ khai thác thiết bị các nhà máy thép TQ năm 2015 là 82%, cao hơn so với báo cáo của WSA đến 14%.
Lợi nhuận của các công ty thép TQ liên tục suy giảm và thậm chí thua lỗ những năm gần đây, 48 trên tổng số 101 công ty thép thuộc CISA báo lỗ trong năm 2015. Trợ cấp của chính phủ chiếm đến bốn phần năm tổng số lợi nhuận của ngành thép TQ trong năm 2014[5]. Chỉ riêng quý 3/2015 Baosteel đã báo lỗ 145 triệu USD[6]!
Hình 9: Lợi nhuận của 88 công ty niêm yết tiêu biểu của thị trường thép TQ

Nguồn: MPI
Thành phố Tangshan được chính phủ đặt mục tiêu cắt giảm sản lượng thép theo lộ trình, đến 2017 sẽ cắt giảm 40 triệu tấn, tương đương 30% công suất hiện hữu.[7]
Chính phủ Trung Quốc khuyến khích tăng mức độ cô đặc của thị phần thép trong nước, cụ thể, mục tiêu đến năm 2025 thì 60% thị phần thép TQ sẽ phải thuộc về các công ty thép lớn. Thị phần của các công ty lớn đã giảm từ 49% vào năm 2010 xuống còn 39% vào năm 2013 cho thấy bối cảnh cạnh tranh khốc liệt và gia tăng sản lượng từ các tay chơi nhỏ.[8]

Đình Long



[1] “The World Struggles to Adjust to China’s ‘New Normal” http://www.wsj.com/articles/the-world-struggles-to-adjust-to-chinas-new-normal-1440552939
[2] “Năm 2014: Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm nhất 24 năm” http://www.thesaigontimes.vn/
125612/Nam-2014-Tang-truong-kinh-te-Trung-Quoc-cham-nhat-24-nam.html
[3] “Why Chinese Steel Exports Are Stirring Protests” http://www.wsj.com/articles/why-chinese-steel-exports-are-stirring-protests-1426466068
[4] Steel market in China”, MPI, Li Xinchuang.
[5] ” Steel industry on subsidy life-support as China economy slows” http://www.reuters.com/article/us-china-economy-steel-idUSKBN0HD2LC20140919
[6] “Baoshan Steel's Loss Highlights Crisis Engulfing China Mills “ http://www.bloomberg.com/
news/articles/2015-10-29/baoshan-swings-to-net-loss-as-china-s-steel-demand-evaporates
[7] “China's steel industry burdened by overcapacity, workers baulk at shutting plants “
http://www.scmp.com/business/commodities/article/1570891/chinas-steel-industry-burdened-overcapacity-workers-baulk
[8] “China’s tough environmental laws drive steel mill closures” http://www.bloomberg.com/professional/blog/chinas-tough-environmental-laws-drive-steel-mill-closures/