Thứ Sáu, 14 tháng 7, 2017

Impressive growth of the galvanized steel sheets industry in Vietnam

Picture 1: Galvanizing production at Ton Dong A Corporation
            Vietnam steel industry had an impressive business year in 2016, according to Vietnam Steel Association (VSA), in 2016 the total steel products that VSA member companies produced was 17.5 million tons, up 16.8% over 2015. Consumption reached 15.3 million tons, up 23.7% compared to 2015. In that context, the galvanized steel sheets industry has grown very well, production reached 3.37 million tons, consumption was 2.93 million tons, it was a growth of 25% compared with 2015.
 The galvanized steel sheets industry in Vietnam, temporarily defined in this article, includes coils with over 600 mm width, produced by the continuous galvanizing lines using non-oxidizing furnace technology (NOF). The coating material can be zinc (99.5% Zn) called GI coils or aluminum zinc alloy (55% aluminum + 43.5% zinc + 1.5% silicon) which called GL coils. The galvanized steel sheets industry described in this article also includes the color coated steel sheets & coils (PPGI / PPGL/ PCM).
The level of industry centralization
Vietnam's galvanized steel sheets industry is now considered to be highly centralized, with top 5 leading companies accounting for 77% of total industry output in 2016.
Table 1: Top five leading companies in 2016
Ranking
Companies
Sales in 2016, thousand tons
Products
1
Hoa Sen Group
1242
GI, GL, PPGI, PPGL and GI pipes
2
Nam Kim Group
540
GI, GL, PPGI, PPGL and GI pipes
3
Ton Dong A Corp.
365
GI, GL, PPGI, PPGL
4
Ton Phuong Nam
230
GI, GL, PPGI, PPGL
5
Maruichi Sun Steel
230
GI, GL, PPGI, PPGL and welded steel pipes
The sales of Maruichi Sun Steel was only estimated by author
Source: Annual Reports and VSA
The sales of Hoa Sen and Nam Kim, although were high, however, it included the production of galvanized welded steel pipes, which accounted for a significant volume due to the higher thickness compared with galvanized steel sheets. Welded galvanized steel pipes in Vietnam normally have thickness around 1.2 and 2.0 mm, while galvanized steel sheets in Vietnam have an average thickness of only around 0.3-0.6 mm
The investment overview of the sector
There are currently 11 large galvanizing companies and 5 smaller companies in Vietnam with a design capacity of 4.63 million tons per year, in which mainly about 20 continuous galvanizing lines (CGL) adopted N.O.F. technology, only about two lines used the old technology dry-flux. The 5 small companies are adopting the old technological galvanizing lines which called wet-flux or dry-flux technology, the capacity of these companies is not yet determined.
Those new entrants with high capacity are Hoa Phat, Pomina, My Viet Olympic and Vinaone are expected to make the market more exciting. Leading companies such as Ton Dong A, Nam Kim and Hoa Sen continue to make large investments to scale up, and smaller companies are also developing their investment plans. According to my statistics, by the year 2018, there is about 11 galvanizing lines will be installed, bringing the total coating capacity up to 46%, from the current 4.39 million tons to 6.4 million tons per year or more!
Table 2: Installed capacity and production in recent years
Years
2015
2016
2017E
2018F
Installed capacity, million metric tons
3.39
4.18
4.39
6.40
Production, million metric tons
3.15
3.37
3.63
3.92
Capacity growth rate
23%
5%
46%
Mining factor
93%
81%
63%
61%
Source: Author calculates based on market information and cross-checked with corporates investment announcements
The growth of capacity is almost two-year cycle, due to the time needed to manufacture and installing a continuous galvanizing line is around 16-20 months. Galvanizing manufacturers in Vietnam have a habit of observing market demand and looking at the movement of each other to invest, therefore, the capacity is normally increases with the same cycle. Table 2 shows mining factor is decreasing, it may show that the supply is higher than the demand
The capacity galvanizing steel coils will be 6.4 million tons per year for a country of 100 million people is a hard-to-imagine figure. Compared to India: With a population of 1.36 billion people and a country with a longer steel industry than Vietnam, there are many large steel companies ranking in the world, such as JSW or Tata, with total steel output in 2016 was 95.6 million tonnes, ranking third in the world, however, its total galvanized steel sheets production in 2016 was 6.4 million tonnes only!
However, the investment speed in expanding production in the galvanizing industry seems not slowdown at all, many people have asked author whom will consume that such large production. Of course, the galvanizing makers do not invest without calculation, they can see the current demand as well as forecast the potential demand through daily business. I hope can make clear this question mark in the forthcoming SWOT analysis of Vietnam's galvanized steel industry
Development strategies of Vietnam's galvanized steel industry
Development strategies are currently in widespread used:
-        Horizontal development: Invest in increasing the scale of production. Steel enterprises in Vietnam at the moment do not have M&A practice, thus, increasing financial leverage to invest or going to public to raise capital as common options
-        Vertical development: Large galvanized steel sheet manufacturers such as Ton Dong A, Nam Kim and Hoa Sen have always tended to have investments of integrating the supply chain, which are indispensable conditions for controlling raw materials and reducing production costs in order to increase profit margins. One typical example that is the movement of increasing the cold rolling capacity: Currently, the cold rolling capacity is more than 5 million tonnes produced by 15 reversing cold rolling mills, almost the mills are single-stand mills (CRM), including two double stands reversing cold rolling mills. Estimating there are three more double stands mills will be operated in 2017-2018. The cold rolling capacity will be increased 3.6 million tonnes more in 2017-2018, thus the rolling capacity of Vietnam will be 8.6 million tonnes per year in 2018. There are some signals indicated that the large GI makers are considering to invest the tandem cold mills (TCM).
-        Product diversification: One example that is the galvanized steel sheet manufacturers join increasingly more in the steel pipe market. The other movement is the improvement of product quality to penetrate the high quality products markets such as home appliances and the car industry. This strategy requires a long-term effort, requiring management, technology and capital capability
-        Of course, the steel makers of Vietnam always try to restructure the organization system and re-designing the management system towards modern structures, building and developing human resources in accordance with world standards.

Part 2: SWOT Analysis of Vietnam’s galvanized steel industry

     Phan Dinh Long

Thứ Bảy, 1 tháng 7, 2017

Sự tăng trưởng ấn tượng của ngành tôn mạ kẽm Việt Nam

Hình 1: Sản xuất tôn mạ lạnh tại Công ty Cổ Phần Tôn Đông Á
            
             Năm 2016 là một năm có kết quả sản xuất kinh doanh rất ấn tượng đối ngành thép Việt Nam, theo Hiệp Hội Thép VN (VSA), trong năm 2016 tổng các loại sản phẩm thép mà các doanh nghiệp là thành viên của VSA sản xuất đạt 17,5 triệu tấn, tăng 16,8% so với  năm 2015. Lượng tiêu thụ đạt 15,3 triệu tấn, tăng 23,7% so với năm 2015. Không nằm ngoài đà tăng trưởng chung của ngành, ngành tôn mạ kẽm có sản lượng sản xuất đạt 3,37 triệu tấn, tiêu thụ đạt 2,93 triệu tấn, tăng trưởng 25% so với năm 2015.
  Ngành tôn mạ kẽm, tạm định nghĩa bao gồm các loại thép tấm dạng cuộn (coil) khổ rộng lớn hơn 600mm, được sản xuất bởi các dây chuyền mạ liên tục theo công nghệ lò ủ không ô-xy hóa (non-oxidizing furnace - NOF). Vật liệu lớp mạ có thể là kẽm (99.5% Zn) hoặc hợp kim nhôm kẽm (55% Nhôm + 43.5% Kẽm + 1.5% Silic), còn gọi là tôn lạnh. Ngành tôn mạ kẽm cũng bao gồm cả các sản phẩm tôn mạ màu dạng cuộn, tức là tôn mạ kẽm hoặc mạ lạnh được phủ màu. Ngành tôn mạ kẽm không bao gồm sản phẩm ống thép hàn mạ kẽm, tuy nhiên hiện tại rất khó tách bạch phần sản lượng các công ty sản xuất tôn cắt thành băng để cuốn lại hàn thành ống ra khỏi phần sản lượng tôn dùng nguyên tấm dành cho tấp lợp, tấm tráp vách, hoặc sản xuất trần la-phong, đồi nội thất…
Một số định nghĩa:
-        Tôn mạ kẽm: Thế giới gọi là GI (Galvanized), Zinc coated steel sheet/coil, GP- Galvanized Plain Steel Sheet/coils. Thực tế có rất nhiều biến thể của lớp kim loại mạ mà thành các loại khác như galfan (GF), galvannealed (GA)...
-        Tôn mạ lạnh: Thế giới gọi là GL (Galvalume), 55Al-Zn alloy coated, Al-Zn-Si alloy…Trong ngành xây dựng trên thế giới không quá phân biệt giữa tôn mạ lạnh và tôn mạ kẽm (gọi tắt là tôn lạnh, tôn kẽm) mà chỉ phân biệt trong ngành sản xuất ô-tô và thiết bị gia dụng là chính. Lý do tại thời điểm hiện tại, lớp mạ kẽm có độ bám dính cao hơn lớp mạ lạnh do đó chỉ có tấm mạ kẽm là có thể sử dụng cho các công đoạn dập sâu trong ngành sản xuất vỏ xe hơi
-        Tôn mạ màu, tiếng Anh là PPGI hoặc PPGL (Pre-painted Galvanized/ Pre-painted Galvalume) hoặc là PCM (Pre-coated Metals) hoặc đơn giản là Color coated steel
-        Thép ống mạ kẽm cần phân biệt hai loại sau: loại thông dụng trên thế giới là thép cán nguội/ cán nóng đem đi cắt băng sao đó cuốn thành ống hàn rồi đem đi nhúng vào bể kẽm để mạ, loại ống này thường dùng trong công nghiệp, ví dụ như ống khí nén, ống cấp thoát nước. Ống có lớp mạ kẽm dày nhưng bề mặt không đẹp, tuy nhiên ống có độ bền cao, loại này SeAH, Sunsco và Hòa Phát có sản xuất. Loại thông dụng ở Việt Nam là loại ống được sản xuất từ tôn cuộn mạ kẽm, tức là tôn kẽm cắt băng ra rồi cuốn thành ống và hàn lại mà không cần phải đem đi mạ nhúng nữa. Loại này chỉ có ứng dụng trong ngành xây dựng như làm giàn giáo, lan can, cầu thang, hàng rào, cop-pha, ống điện ngầm conduit, thang máng cáp điện…Như vậy có thể thấy các công ty trong ngành tôn mạ kẽm như HSG, NKG chỉ tập trung sản xuất loại ống mạ kẽm thứ hai.
Mức độ tập trung hóa của ngành
Ngành tôn mạ kẽm của Việt Nam hiện tại có thể xem là có mức độ tập trung hóa cao, tốp 5 công ty đầu ngành có sản lượng chiếm đến 77% tổng sản lượng toàn ngành năm 2016
Bảng 1: Năm công ty dẫn đầu ngành tôn mạ kẽm năm 2016
Xếp hạng
Công ty
Sản lượng bán hàng 2016, ngàn tấn
Sản phẩm
1
Hoa Sen Group
1242
Tôn mạ kẽm, mạ lạnh, mạ màu và ống thép hàn mạ kẽm
2
Nam Kim Group
540
Tôn mạ kẽm, mạ lạnh, mạ màu và ống thép hàn mạ kẽm
3
Ton Dong A Corp.
365
Tôn mạ kẽm, mạ lạnh và mạ màu
4
Ton Phuong Nam
230
Tôn mạ kẽm, mạ lạnh và mạ màu
5
Maruichi Sun Steel
230
Tôn mạ kẽm, mạ lạnh, mạ màu và ống thép
Sản lượng bán hàng của Maruichi Sun Steel tác giả chỉ ước tính
Nguồn: Báo cáo thường niên của các công ty và VSA
Sản lượng bán hàng của Hoa Sen và Nam Kim tuy cao nhưng trong đó đã bao gồm phần sản lượng ống thép hàn vốn chiếm một khối lượng đáng kể do có độ dày cao hơn tôn mạ. Ống thép hàn ở Việt Nam có độ dày thông dụng trong khoảng từ 1,2 – 2,0 mm, trong lúc tôn mạ ở VN có độ dày trung bình chỉ trong khoảng từ 0,3-0,6mm.
Bức tranh đầu tư phát triển ngành
Ngành tôn mạ Việt Nam hiện có khoảng 11 công ty lớn, với công suất thiết kế là 4.63 triệu tấn/ năm, tổng cộng khoảng 20 dây chuyền mạ kẽm liên tục (CGL- Continuous Galvanizing/Galvalume Line), phần lớn áp dụng công nghệ NOF, chỉ còn khoảng 2 dây chuyền áp dụng công nghệ cũ Dry-flux. Ngoài ra còn có khoảng 5 công ty nhỏ có một số dây chuyền vẫn áp dụng công nghệ Wet-flux hoặc dry-flux, công suất các công ty này hiện chưa xác định được.
Người mới gia nhập ngành với công suất lớn là Hòa Phát, Pomina, Mỹ Việt Olympic và Vinaone dự kiến sẽ làm thị trường thêm sôi động. Các công ty đầu ngành như Tôn Đông Á, Nam Kim và Hoa Sen tiếp tục đầu tư lớn để nâng quy mô, các công ty quy mô nhỏ hơn cũng đang triển khai các kế hoạch đầu tư của họ, do đó theo tác giả thống kê, đến năm 2018 dự kiến sẽ có thêm khoảng 11 dây chuyền mạ đi vào hoạt động, nâng tổng công suất sản xuất toàn ngành mạ sẽ tăng thêm 46%, từ 4.39 triệu tấn hiện nay lên đến 6.4 triệu tấn hoặc hơn!
Bảng 2: Công suất lắp đặt và sản lượng sản xuất ngành tôn mạ kẽm
Năm
2015
2016
2017E
2018F
Công suất lắp đặt, triệu tấn
3.39
4.18
4.39
6.40
Sản lượng, triệu tấn
3.15
3.37
3.63
3.92
Tăng trưởng công suất

23%
5%
46%
Tỷ lệ khai thác
93%
81%
63%
61%
Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên thông tin thị trường có kiểm tra chéo với công bố đầu tư của các công ty
Công suất mạ kẽm đạt 6.4 triệu tấn/ năm đối với một đất nước 100 triệu dân là một con số rất khó tưởng tượng cách đây một hai năm. Thử so sánh với đất nước Ấn Độ: Với dân số 1.36 tỷ người, và là một đất nước có ngành thép lâu đời hơn Việt Nam, có rất nhiều công ty thép lớn có nhà máy tích hợp integrated steel works lớn hàng đầu thế giới như JSW hay Tata. Sản lượng toàn ngành thép Ấn Độ năm 2016 là 95.6 triệu tấn, xếp hạng thứ 3 thế giới, vậy mà tổng sản lượng tôn mạ họ sản xuất ra năm 2016 cũng chỉ đạt 6.4 triệu tấn!
Tuy vậy, tình hình đầu tư mở rộng quy mô sản xuất trong ngành tôn mạ kẽm dường như vẫn chưa hề hạ nhiệt, rất nhiều người hỏi tác giả rằng sản lượng tôn mạ lớn như vậy sẽ được bán cho ai, thậm chí là người trong ngành cũng không hiểu nhu cầu đến từ đâu mà đầu tư nhà máy mạ nhiều vậy. Đương nhiên các nhà sản xuất tôn mạ không đầu tư mà không có tính toán, họ nhìn thấy hoặc cảm thấy nhu cầu hiện tại cũng như nhu cầu tiềm năng qua hoạt động kinh doanh hàng ngày. Tác giả hy vọng có thể giải đáp phần nào vấn đề này trong bài phân tích SWOT ngành tôn mạ kẽm sắp tới.
Sở dĩ tốc độ tăng công suất có chu kỳ gần như hai năm một lần là do thời gian đầu tư và lắp đặt một dây chuyền mạ kẽm trung bình từ 16-20 tháng, sau đó tùy thuộc vào tình hình chạy thử có khi mất gần 2 năm để đạt đến công suất thiết kế. Các nhà sản xuất tôn mạ của Việt Nam có tập quán quan sát nhu cầu của thị trường đồng thời nhìn nhau để đầu tư do đó thường công suất tăng có cùng chu kỳ. Bảng 2 cho thấy tỷ lệ khai thác công suất có dấu hiệu giảm xuống có thể cho thấy tốc độ cung tăng cao hơn tốc độ cầu
Chiến lược phát triển ngành
Các chiến lược phát triển đang áp dụng phổ biến hiện nay:
-        Phát triển theo chiều ngang: đầu tư gia tăng quy mô sản xuất. Các doanh nghiệp Việt Nam ngành tôn mạ chưa có tập quán M&A, do đó tăng đòn bẩy tài chính để đầu tư hoặc niêm yết sàn chứng khoán hoặc bán cổ phần cho cổ đông chiến lược để huy động vốn là các lựa chọn phổ biến
-        Phát triển theo chiều dọc: các nhà sản xuất tôn mạ lớn như Tôn Đông Á, Nam Kim và Hoa Sen luôn có xu hướng đầu tư tích hợp để khép kín chuỗi sản xuất ngành, đây là điều tất yếu để kiểm soát nguồn nguyên liệu, giảm chi phí sản xuất và gia tăng tỷ suất lợi nhuận. Đầu tư vào hệ thống phân phối để gia tăng sản lượng bán hàng
-        Đa dạng hóa sản phẩm: điển hình như các nhà sản xuất tôn mạ gia nhập ngày càng mạnh thị trường ống thép. Nâng cao chất lượng sản phẩm để thâm nhập các thị trường sản phẩm chất lượng cao như thiết bị gia dụng và ngành xe hơi. Chiến lược này đòi hỏi một nỗ lực dài hơi, đòi hỏi năng lực quản trị, công nghệ và vốn
-        Tái cơ cấu bộ máy quản trị và nâng tầm quản trị theo hướng hiện đại, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực theo các chuẩn mực trên thế giới.
       Phần 2: Phân tích Swot ngành tôn mạ kẽm
       Phan Đình Long

Thứ Bảy, 3 tháng 6, 2017

Ngành thép Hàn Quốc và sự thành công của Posco

Korea Steel Industry and Posco’s case
  

Ảnh 1: Cổng vào nhà máy tích hợp Kwangyang integrated steel works của Posco

Hàn Quốc, một trong bốn con hổ châu Á cùng với Hồng Kông, Singapore và Đài Loan, là bốn đất nước phát triển thông qua định hướng xuất khẩu và quá trình công nghiệp hóa, qua đó liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao từ thập niên 60 cho đến ngày nay. Trong lúc Hồng Kông và Singapore trở thành các trung tâm tài chính và dịch vụ trung chuyển hàng đầu thế giới thì Hàn Quốc và Đài Loan đã và đang trở thành các trung tâm sản xuất xe hơi, linh kiện, thiết bị điện tử và công nghệ thông tin của thế giới.
Kinh tế Hàn Quốc năm 2016 đạt GDP là 1411 tỷ đô la Mỹ, xếp thứ 11 thế giới, GDP bình quân đầu người hơn 28,000 USD và dự kiến đạt 31,000 USD vào năm 2018[1], có thể tham gia vào hàng ngũ các nước phát triển châu Âu như Pháp và Ý. Thật khó có thể tưởng tượng nổi GDP của họ chỉ đạt 100 đô la Mỹ trên đầu người vào năm 1963, thời điểm mà tổng thống Park Chung Hee lật đổ chính quyền của tổng thống Lee Myung Bak (Lý Thừa Vãn) và lên nắm quyền, trở thành tổng thống thứ hai của Hàn Quốc.
Ngay từ thập niên 1960s, Hàn Quốc đã tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp nặng, đóng tàu và sản xuất ô tô. Hiện tại, Hàn Quốc có nhiều công ty rất lớn hoạt động trên toàn cầu như Huyndai và Samsung. Năm 2015, hai tập đoàn Hyundai và Kia Motor đã tiêu thụ được 8 triệu xe hơi, trở thành nước đứng thứ 5 trên thế giới về sản xuất ô tô[2]. Bên cạnh đó, Hàn Quốc, thông qua hai công ty Samsung Electronics và SK Hynix mà có thứ hạng xếp hàng đầu thế giới về sản xuất chip bán dẫn vào năm 2016[3].
Chính phủ Hàn Quốc không nghi ngờ gì, đã xác định ngành thép là một trong các ngành kinh tế cơ sở quan trọng nhất (generative sector), là một trong những ngành kinh tế thu hút một lượng vốn đầu tư lớn, vừa đóng vai trò tập hợp vốn, kiến thức và công nghệ, và sau đó là nguồn của các sáng tạo trong công nghệ và quản lý cho các ngành liên quan tham khảo. Sản phẩm sắt thép là nguyên liệu đầu vào cơ bản của hầu hết các ngành công nghiệp trọng điểm như ngành công nghiệp sản xuất xe hơi, phương tiện giao thông vận tải, ngành đóng tàu, containers, ngành điện máy gia dụng và ngành xây dựng, do đó có thể nói ngành thép chính là chất xúc tác cho sự tăng trưởng các ngành kinh tế liên quan của Hàn Quốc để có được các thành tựu như ngày hôm nay.
Sản lượng thép Hàn Quốc trong mười năm trở lại đây luôn được xếp hạng thứ năm hoặc thứ sáu thế giới, với sản lượng thép thô sản xuất tương ứng các năm 2014, 2015 và 2016 là 71.5 triệu tấn, 69.7 triệu tấn và 68.6 triệu tấn.
Hình 2: Biểu đồ sản lượng thép thô Hàn Quốc 10 năm gần đây
                      Nguồn: WSA
Các công ty thép hàng đầu của Hàn Quốc
Ngành thép Hàn Quốc ngay từ lúc mới hình thành và phát triển đã là một ngành có mức độ tập trung hóa rất cao, sản lượng của ba nhà sản xuất thép hàng đầu gồm Posco, Huyndai và Dongkuk chiếm đến 95% tổng sản lượng thép cả nước trong các năm 2015 và 2016
Bảng 1: Các nhà sản xuất thép hàng đầu Hàn Quốc trong năm 2015 & 2016
Xếp hạng
Công ty
Sản lượng thép thô sản xuất năm 2015, triệu tấn
Sản lượng thép thô sản xuất năm 2016, triệu tấn
1
POSCO
42
41.5
2
HUYNDAI Steel Company
20.4
20
3
Dongkuk Steel Mill
3.7
3.8
Nguồn: WSA và báo cáo tài chính của Dongkuk

Hàn Quốc là nước xuất khẩu thép lớn thứ ba thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Nhật Bản. Giống như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng xuất khẩu khoảng 40% sản lượng thép sản xuất ra hàng năm. Năm 2015 Hàn Quốc xuất khẩu 22.5 triệu tấn, chiếm 44.2% sản lượng sản xuất, trị giá 16.7 tỷ đô la Mỹ, phần lớn xuất khẩu đến các nước châu Á và Mỹ, các nước nhập khẩu thép từ Hàn Quốc lớn nhất là Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản. Năm 2016 Việt Nam nhập khẩu 1.8 triệu tấn thép các loại từ Hàn Quốc[4].

Câu hỏi là ngành thép Hàn Quốc đã bắt đầu như thế nào để có ngày hôm nay? Câu trả lời bắt đầu từ quá trình hình thành tập đoàn sắt thép Posco
          Cho đến năm 1910, khi Triều Tiên bị Đế quốc Nhật Bản xâm chiếm, ngành thép của Hàn Quốc rất thô sơ, quy mô rất nhỏ và công nghệ cũ, chủ yếu luyện phế bằng lò hồ quang. Sau khi chiếm đóng, Nhật Bản đã xây dựng một số nhà máy thép nhỏ dọc miền duyên hải Triều Tiên. Phần lớn các nhà máy này đã bị tàn phá bởi cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1950-53. Năm 1966 sản lượng thép cả nước chỉ có 185 ngàn tấn, sản xuất nhỏ lẻ trong các nhà máy thô sơ lạc hậu. Vào năm 1970, ngành thép Hàn Quốc có thể nói là chưa thành hình, sản xuất vẫn nhỏ lẻ, chưa có nhà máy tích hợp (integrated works), phần lớn sử dụng lò điện hồ quang để luyện thép, sản lượng thép quốc gia chỉ đạt 481 ngàn tấn.
          Là một quốc gia thiếu cả quặng sắt và than, sau chiến tranh chia cắt, họ thiếu cả nguồn vốn để xây dựng đất nước. Năm 1965 một dự án nhà máy liên hợp sản xuất thép (integrated work) ở Ulsan với công suất 300 ngàn tấn/ năm đã bị phá sản, lý do là chính phủ Hàn Quốc không thể huy động được nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
          Tháng 5/1965, tổng thống Park Chung Hee sang thăm Mỹ và đã gặp chủ tịch F.Foy của công ty công nghệ thép Koppers ở Pittsburgh, ông này phân tích rằng không một quốc gia nào có thể tự huy động một nguồn vốn khổng lồ để xây dựng nhà máy thép tích hợp 500 ngàn tấn/ năm, do vậy tốt nhất là bắt tay với các công ty sắt thép và tổ chức tài chính phương tây để hình thành nên một liên doanh quốc tế. Sau khi trở về nước, ông phân công viên thiếu tướng về hưu  Park Tae Joon lúc này đang làm tổng giám đốc của công ty Hàn Quốc Vonfram (Korea Tungsten Company) và đã có công giải cứu thành công công ty này tránh bị phá sản – tiếp xúc với các công ty thép lớn của Nhật Bản. Lý do sao Park Chung Hee chọn Park Tae Joon là bởi vì cuộc đời của Park Tae Joon khá gắn bó với đất nước Nhật Bản. Năm lên 6 tuổi ông đã theo cha sang Nhật Bản sinh sống và học tập ở đó, khi trưởng thành lúc đang học dang dở năm hai của Đại học Waseda thì năm 1945 ông bỏ về nước sau khi Hàn Quốc dành độc lập từ Nhật Bản. Có thể nói là tuổi thơ của Park Tae Joon phần lớn là ở đất Nhật Bản, trong thời gian sinh sống và học tập ở Nhật Bản, Park Tae Joon từng đi nghe Yasuoka diển thuyết và sau đó quen biết ông. Yasuoka Masshiro (1898-1983) có vai trò lãnh đạo tinh thần trong giới chính trị và doanh nhân của Nhật Bản sau thế chiến thứ hai. Ông rất được tôn kính ở Nhật Bản và được coi là bậc thầy về Dương Minh học[5]. Sau này cũng nhờ mối quan hệ này mà nhiều sự kiện tiếp theo như kêu gọi vốn cũng như hỗ trợ kỹ thuật công nghệ từ các công ty thép hàng đầu Nhật Bản có rất nhiều thuận lợi.
          Trở về từ Mỹ, theo tiến cử của Park Tae Joon, T.T. Park Chung Hee gặp tổng giám đốc Nishiyama của công ty thép Kawasaki - Nhật Bản. Sau khi tham quan khảo sát các địa điểm khả thi để xây dựng nhà máy thép tích hợp gồm Incheon, Pohang và Ulsan thì Nishiyama nhấn mạnh tầm quan trọng của cảng biển trong việc chọn địa điểm xây dựng nhà máy, lý do nguyên liệu cho nhà máy phải nhập khẩu hầu như 100%. Nishiyama cũng nhấn mạnh phải đầu tư quy mô ít nhất từ một triệu tấn trở lên mới mong có hiệu quả kinh tế[6].
          Trong những năm 1966-67, sau khi bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản, Hàn Quốc được hưởng một số ưu đãi tài chính lớn, cụ thể Nhật Bản đã cung cấp một quỹ tín dụng thương mại giá trị 108.5 triệu USD, mặt khác như một sự bù đắp cho việc gửi quân tham chiến tại Việt Nam, Mỹ cũng chi viện 256.1 triệu USD quỹ tín dụng thương mại cho Hàn Quốc. Tuy vậy nhu cầu tài chính đến rất nhiều ngành, do Hàn Quốc lúc này là một đất nước thuần nông nghiệp và nghèo nàn, do đó chi phí đầu tư cho nhà máy thép tích hợp là một đầu bài nan giải thời bấy giờ.
          Dự án KISA và sự thất bại có giá trị
Năm 1966, bảy công ty công nghệ thiết bị ngành thép từ 5 nước Mỹ, Đức, Anh, Pháp và Ý đã hợp tác với nhau hình thành nên liên danh Korea International Steel Association (KISA). Các thành viên của KISA là các hãng công nghệ và thiết kế và cung cấp thiết bị ngành thép hàng đầu trên thế giới gồm Koppers, Blaw Knox, Westinghouse Electric (Mỹ); Demag, Siemens (Đức); Wellman Engineering (Anh); Societa Italian Impianti SPA (Ý) và Ensid (Pháp).
Dự án KISA tóm tắt như sau: Nhà máy thép tích hợp Hàn Quốc sẽ chia làm 2 giai đoạn xây dựng, giai đoạn một sẽ sản xuất 500 ngàn tấn thép thô hàng năm, giai đoạn hai sẽ mở rộng công suất lên thành một triệu tấn/ năm. Giai đoạn 1 sẽ hoạt động vào 1971 và giai đoạn 2 là 1976 tương ứng với hai chu kỳ kỳ kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm của Hàn Quốc. Quy trình sản xuất do Kisa đề xuất bắt đầu tư luyện than, lò cao, lò basic oxygen, đúc liên tục pillet và slab, cán nóng và cán nguội. Là một nhà máy tích hợp đồng bộ, tuy nhiên việc quyết định quy mô nhà máy bị ảnh hưởng mạnh từ các nhà cung cấp vốn, cụ thể là World Bank, sản lượng 1 triệu tấn không theo kịp nhu cầu tiêu thụ nội địa dự báo của Hàn Quốc là 1.6 triệu tấn vào năm 1976, chưa nói đến giấc mơ xuất khẩu thép của họ. Dự toán cho dự án Kisa là 135 triệu USD, trong đó chính phủ Hàn Quốc sẽ cung cấp 35 triệu USD và Kisa cung cấp 100 triệu USD.
Ngày 3 tháng 10 năm 1967 lễ động thổ nhà máy thép Pohang đã diễn ra hoành tráng tại sân vận động Pohang, Hàn Quốc xem đây là dự án lớn nhất từ thời lập quốc 4300 năm trước. Sau lễ động thổ là các tranh luận về hình thức công ty Posco, tổng thống Park định hướng Posco là một công ty quốc doanh, lý do công ty nhà nước sẽ dể dàng được hỗ trợ tài chính và kêu gọi vốn cũng như miễn giảm thuế, tuy nhiên, nhược điểm là cơ chế giám sát năng nề, cơ chế vận hành có tính quan liêu. Do đó, tổng giám đốc Park Tae Joon một mực phản đối và đề xuất Posco nên là một công ty cổ phần hoạt động dựa trên luật thương mại và chính phủ tham gia với tư cách là cổ đông chính để thu hút các nguồn vốn đầu tư. TGĐ Park nhấn mạnh nếu muốn xây dựng nhà máy thép tích hợp thành công thì phải đảm bảo tính tự chủ kinh doanh, tinh thần trách nhiệm người lãnh đạo và tính linh hoạt của tổ chức. Sau ba lần tranh luận thì tổng thống Park Chung Hee đã đồng ý với TGĐ Park.


Ảnh 3: Tác giả tham quan Kwangyang Steel Works
          Sau khởi công chưa lâu, nhà máy đã gần như làm xong công tác đền bù và giải phóng mặt bằng thì WB lo ngại về tính hiệu quả kinh tế của nhà máy nên đã đổi ý, đòi trì hoãn việc xây dựng nhà máy. Tổ chức phát triển quốc tế của Mỹ lúc đó (AID), tư vấn cho Hàn Quốc chỉ nên đầu tư một nhà máy cán thép nhỏ với công nghệ lò hồ quang EAF, hoặc một nhà máy với chỉ từ dây chuyền cán nóng trở xuống hạ nguồn và nhập khẩu slab để cán. Thách thức này đã biến thành cơ hội khi Hàn Quốc chuyển sang yêu cầu giúp đỡ từ Nhật Bản kể cả tài chính và công nghệ để xây dựng một Posco tầm cở ngày hôm nay.
          Tổng giám đốc Park trong lúc đau đầu tìm kiếm nguồn vốn 100 triệu USD để bù đắp cho phần vốn mà Kisa đã rút lui, đã bất chợt nghĩ ra việc chuyển đổi mục đích sử dụng của quỹ quyền yêu sách đối với Nhật Bản. Còn đúng 100 triệu USD trong quỹ này, nằm trong “300 triệu USD viện trợ không hoàn lại và 200 triệu USD viện trợ có hoàn lại mà chính phủ Nhật Bản rót cho Hàn Quốc trong vòng 10 năm kể từ 1966, những đồng tiền bồi thường thuộc địa nhuốm máu”[7].
          Như vậy nguồn vốn xem như tạm ổn, vậy còn vấn đề ai sẽ cung cấp công nghệ và thiết kế cũng như giám sát thi công lắp đặt và chuyển giao vận hành trong lúc các công ty thép đến từ châu Âu của Kisa đã rút hết? Đến đây, dựa vào các mối quan hệ có từ thời còn sống ở Nhật Bản, dựa vào khả năng tiếng Nhật tuyệt hảo và vốn hiểu biết về văn hóa Nhật Bản, cũng như dựa vào quan hệ hai nước Hàn Nhật lúc đó đã cải thiện rất nhiều, Park Tae Joon đã thuyết phục được các công ty thép lớn của Nhật Bản tham gia hợp tác kỹ thuật trong dự án Posco. Ông bắt đầu liên lạc với Yasuoka, rồi Yasuoka lập tức liên lạc với Inayama, chủ tịch liên minh sắt thép Nhật Bản kiêm tổng giám đốc Yawata Steel Works huyền thoại, tiền thân của Nippon Steel Corporation sau này. Hai bên đi đến kết luận là nếu nhà máy thép Hàn Quốc sử dụng những thiết bị, công nghệ, máy móc, vật tư và kỹ thuật từ Nhật Bản thì sẽ có lợi cho cả hai nước, do hai nước gần gũi về địa lý lại có nhiều điểm tương đồng về văn hóa nên những bất đồng ngôn ngữ sẽ giảm đi. Ngành thép Nhật Bản lúc đó đang ở giai đoạn mạnh nhất và gần như đến xu hướng bảo hòa, do đó hợp tác để phát triển ngành thép với Nhật Bản là một lựa chọn hợp lý để có thể có đầu ra cho các nguồn vốn kỹ thuật, công nghệ và tài chính. Nhật Bản lúc đó không xem Hàn Quốc là một đối thủ cạnh tranh trong tương lai nên đã nhiệt tình giúp đỡ để xây dựng Posco thành công.
          Sau khi dự án Kisa bị đứt gánh giữa đường thì Nippon Steel đã tham gia vào và dự án đã được thiết kế lại với quy mô lớn hơn rất nhiều, dự án bắt đầu triển khai thi công với thiết kế mới từ tháng 4/1970, chỉ sản lượng của giai đoạn 1 thôi đã là 1.03 triệu tấn, lớn bằng cả hai giai đoạn của dự án Kisa gộp lại, đó là chưa nói thiết kế mới từ Nippon Steel đã cho phép Posco nâng công suất của nhà máy Pohang lên đến hơn 17 triệu tấn như ngày hôm nay.
          Dự án Pohang integrated steel works được xây dựng qua 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn dài khoảng 2-3 năm, bắt đầu từ 1970 cho đến 1981 với công suất sản xuất tương ứng cho từng giai đoạn là 1.03 triệu, 2.6 triệu,  5.5 triệu và 8.5 triệu tấn, tương ứng với tổng mức đầu tư khoảng 8 tỷ USD. Ngày nay nhà máy Pohang là một integrated works lớn thứ hai trên thế giới, chỉ xếp sau Kwangyang works, cũng của Posco, có sản lượng thép thô sản xuất được là 17.6 triệu tấn vào năm 2015.
          Trong đà chiến thắng của dự án Pohang, Posco tiếp tục thực hiện xây dựng dự án liên hợp thép thứ hai là Kwangyang Steel Works nằm ở vịnh Kwangyang. Dự án Kwangyang cũng triển khai qua 4 giai đoạn, bắt đầu từ  công đoạn khởi công cải tạo đất từ 9/1982, lý do đất ở vịnh Kwangyang không có chân với lớp bùn sâu hàng chục mét, mất 5 năm cải tạo đất, mãi cho đến 4/1987 mới khởi công xây dựng giai đoạn 1 nhà máy phức hợp, triển khai xong 4 giai đoạn và kết thúc giai đoạn 4 vào 8/1997 khi Kwangyang chạy thử thành công dây chuyền cán nguội liên tục số 4, trọn vẹn 10 năm xây dựng một steel works có công suất 11.4 triệu tấn. Ngày nay qua nhiều bước cải tạo và nâng cấp, sản lượng thép thô của Kwangyang works sản xuất năm 2015 đạt con số kỹ lục là 24.4 triệu tấn, lớn hơn gấp đôi so với thiết kế ban đầu. Tổng sản lượng thép Posco sản xuất năm 2015 là 42 triệu tấn, xếp hạng thứ 4 thế giới, chỉ đứng sau Arcelo Mittal, Hesteel, và Nippon Steel.


Đình Long


[1] “GDP bình quân đầu người Hàn Quốc năm 2018 vượt ngưỡng 30.000 USD” http://world.kbs.co.kr/vietnamese/news/news_hotissue_detail.htm?No=10060517
[2] “Hyundai Motor retains fifth place in global sales in 2015” http://www.koreatimes.co.kr/www/news/biz/2016/02/388_197746.html
[3] “Gartner Says Worldwide Semiconductor Revenue Grew 1.5 Percent in 2016” http://www.gartner.com/newsroom/id/3573717
[4] “Nhập khẩu sắt thép Việt Nam cao nhất từ trước đến nay”. http://vneconomy.vn/thi-truong/nhap-khau-sat-thep-viet-nam-cao-nhat-tu-truoc-den-nay-20170123124140453.htm
[5] Vương Dương Minh là nhà chính trị, nhà tư tưởng và nhà triết học xuất sắc Trung Quốc đời nhà Minh. Ông được đánh giá là một trong bốn vị thầy vĩ đại nhất của đạo Nho, sánh ngang với Khổng Tử, Mạnh Tử và Chu Hi. Học thuyết Dương Minh ảnh hưởng rất lớn ở Trung Quốc thời nhà Minh và các nước khác, kể cả ở Việt Nam, đặc biệt là tác động rất mạnh ở Nhật Bản thời bấy giờ
[6] Lee, Dae-hwan.(2015). “Park Tae-joon: A Man of Steel (His Life, Spirit and Leadership)”. Publisher : ASIA
[7] Park Tae Joon người đàn ông của thép –Bản dịch của Ku Su Jeong và Nguyễn Ngọc Tuyền (2009)