Quá
trình chuyển đổi nền kinh tế khá gập ghềnh, nền kinh tế Trung Quốc (TQ) trong một
thời gian dài có sự tăng trưởng chủ yếu dựa vào các ngành công nghiệp thâm dụng
tài nguyên, năng lượng, gây ô nhiểm môi trường, một nền kinh tế tăng trưởng dựa
vào xuất khẩu cũng như dựa vào tăng trưởng giá trị đầu tư cơ sở hạ tầng, sang “trạng
thái bình thường mới” (New Normal) như các nhà hoạch định chính sách của TQ đề
ra: tăng trưởng kinh tế chậm lại, tái cấu trúc để cân bằng lại nền kinh tế, định
hướng đến tăng chi tiêu cho ngành dịch vụ, tiêu dùng và nghiên cứu, sáng tạo và
công nghệ. Điều này dẫn đến nền kinh tế TQ tiếp tục suy thoái sâu trong năm nay[1].
Hình
1: Biểu đồ tăng trưởng GDP của TQ những năm gần đây, ước tính 2015 và dự đoán
2016.
GDP của TQ liên tục xu hướng giảm sau khi đạt đỉnh 14.2%
vào năm 2007, năm 2014 đạt 7.4%, được cho là thấp nhất trong vòng hai mươi bốn
năm qua[2], tuy nhiên ước tính GDP TQ
năm 2015 sẽ còn thấp hơn, 6.9%. Và IMF dự báo GDP TQ năm 2016 sẽ chỉ đạt 6.8%.
Một trong những hậu quả là ngành thép thế giới đã và
đang trải qua là những hệ lụy khủng hoảng thừa thép của Trung Quốc (TQ), điều
này có thể thấy rõ qua số liệu xuất khẩu thép của nước này liên tục tăng cao
trong những năm gần đây.
Hình
2: Xuất khẩu thép của TQ những năm gần đây.
Năm
2014 TQ xuất khẩu 82.1 triệu tấn thép trên toàn thế giới (một vài báo cáo còn
cho con số này lên đến 93 triệu tấn), lượng xuất khẩu trong năm 2015 dự kiến
còn lớn hơn, chỉ trong tháng giêng họ đã xuất đi 9.2 triệu tấn.[3]
Tiêu thụ thép thực tế của TQ
Hình
3: Tiêu thụ thép thực của TQ và tương quan với GDP
Nguồn: MPI
Năm
2014 tổng tiêu thụ các sản phẩm thép của TQ đạt 702 triệu tấn, đạt trung bình
bình quân đầu người trên 500kg/ người. Với sản lượng thép sản xuất ra năm 2014
là 822 triệu tấn thì TQ bị thừa 120 triệu tấn thép trong năm 2014, do đó không
lạ gì khi họ xuất khẩu 93 triệu tấn thép trên toàn cầu trong cùng năm!
Hình
4: Tương quan giữa lượng tiêu thụ thép với mức đầu tư vào tài sản cố định của
xã hội của TQ
Nguồn: MPI
Khoảng
cách tăng trưởng tiêu thụ thép so với tổng mức đầu tư và tài sản cố định thu hẹp
dần theo định hướng tái cấu trúc nền kinh tế sang trạng thái “bình thường mới”.
Hình
5: Tiêu thụ thép bình quân đầu người của TQ
Nguồn: MPI
Hình
6: Tiêu thụ thép bình quân đầu người của TQ so với các nước, năm 2013.
Nguồn: WSA (World Steel in Figures
2015)
Các
nước đang bước từ nước công nghiệp sang nước phát triển như Hàn Quốc tiêu thụ thép
thực đến hơn 700 tấn trên đầu người. Mức tiêu thụ danh nghĩa là hơn 1000kg /người!
Hình
7: Tiêu thụ thép phân theo ngành công nghiệp của TQ các năm 2000, 2010 và 2014
Nguồn: MPI
Ngành xây dựng chiếm 55% và ngành công nghiệp chế tạo
máy chiếm 18-20% là hai ngành hàng đầu tiêu thụ thép. Về dài hạn tỷ lệ tiêu thụ
thép của ngành xây dựng sẽ giảm đi và tỷ lệ sử dụng thép trong các ngành công
nghiệp ô-tô và chế tạo thiết bị sẽ ngày càng tăng[4].
Ngành xây dựng tiêu thụ 55% sản lượng thép TQ sản xuất
ra, trong đó, lĩnh vực xây dựng nhà ở, bất động sản chiếm 50%, còn lại 50% là đến
từ nhu cầu trong ngành xây dựng cơ sở hạ tầng và các tiện ích hệ thống giao
thông.
Hệ quả
Giá
thép của TQ liên tục giảm trong những nằm gần đây, năm 2015 giá giảm thấp nhất
trong vòng 20 năm qua. Giá HRC FOB xuất cảng Quảng Châu tuần cuối tháng 12/2015
là 278 USD; CR- 344 USD, GI- 493USD và PPGI- 565 USD.
Hình
8: Biểu đồ giá HR của TQ từ 2009-2015.
Nguồn:
http://www.telegraph.co.uk/finance/11802122/China-denies-currency-war-as-global-steel-industry-cries-foul.html
Theo
ông Wang Jianhua, trưởng phân tích Mysteel, sản lượng thép thô TQ năm 2015 khoảng
802 triệu tấn, giảm 2.2% yoy và tiêu thụ biểu biến 704 triệu tấn giảm 4.7% yoy.
Dự đoán sản xuất thép thô TQ năm 2016 sẽ tiếp tục giảm, đạt khoảng 770 triệu tấn.
Trái
ngược với suy nghĩ chung, các công ty thép TQ sẽ buộc phải cắt giảm sản lượng để
đảm bảo dòng tiền, tuy nhiên họ được chính quyền địa phương khuyến khích tiếp tục
sản xuất trong thua lỗ nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế địa phương hoặc
ổn định xã hội. Theo một báo cáo gần đây, tỷ lệ khai thác thiết bị các nhà máy
thép TQ năm 2015 là 82%, cao hơn so với báo cáo của WSA đến 14%.
Lợi
nhuận của các công ty thép TQ liên tục suy giảm và thậm chí thua lỗ những năm gần
đây, 48 trên tổng số 101 công ty thép thuộc CISA báo lỗ trong năm 2015. Trợ cấp
của chính phủ chiếm đến bốn phần năm tổng số lợi nhuận của ngành thép TQ trong
năm 2014[5]. Chỉ riêng quý 3/2015
Baosteel đã báo lỗ 145 triệu USD[6]!
Hình
9: Lợi nhuận của 88 công ty niêm yết tiêu biểu của thị trường thép TQ
Nguồn: MPI
Thành
phố Tangshan được chính phủ đặt mục tiêu cắt giảm sản lượng thép theo lộ trình,
đến 2017 sẽ cắt giảm 40 triệu tấn, tương đương 30% công suất hiện hữu.[7]
Chính
phủ Trung Quốc khuyến khích tăng mức độ cô đặc của thị phần thép trong nước, cụ
thể, mục tiêu đến năm 2025 thì 60% thị phần thép TQ sẽ phải thuộc về các công
ty thép lớn. Thị phần của các công ty lớn đã giảm từ 49% vào năm 2010 xuống còn
39% vào năm 2013 cho thấy bối cảnh cạnh tranh khốc liệt và gia tăng sản lượng từ
các tay chơi nhỏ.[8]
Đình Long
Đình Long
[1] “The World Struggles to Adjust to China’s
‘New Normal” http://www.wsj.com/articles/the-world-struggles-to-adjust-to-chinas-new-normal-1440552939
125612/Nam-2014-Tang-truong-kinh-te-Trung-Quoc-cham-nhat-24-nam.html
[3] “Why Chinese Steel Exports Are Stirring
Protests” http://www.wsj.com/articles/why-chinese-steel-exports-are-stirring-protests-1426466068
[5] ” Steel industry on subsidy life-support as
China economy slows” http://www.reuters.com/article/us-china-economy-steel-idUSKBN0HD2LC20140919
news/articles/2015-10-29/baoshan-swings-to-net-loss-as-china-s-steel-demand-evaporates
[7] “China's steel industry burdened by
overcapacity, workers baulk at shutting plants “
http://www.scmp.com/business/commodities/article/1570891/chinas-steel-industry-burdened-overcapacity-workers-baulk
[8] “China’s tough environmental laws drive
steel mill closures” http://www.bloomberg.com/professional/blog/chinas-tough-environmental-laws-drive-steel-mill-closures/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét