Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013

What is talent? What is the commitment of the organization to attract and retain them? Nhân tài là gì? Các tổ chức cam kết gì để thu hút và giữ chân nhân tài?



What is "Talent"? Normally, people define that Talent is the individuals who have the competence can make a difference to organizational performance through their contribution to the organization.
According to Ulrich, Losey and Meisinger (2005)[1], Talent may be the people at one of 4 groups:
(1) Executives
(2) Leader cadres
(3) Potential employees
(4) Competence - Commitment - Contribution 
At a more general level, every employee can be considered as a “talent”. Ulrich had synthesized the general talent into a simple talent formula:
Talent = competence * commitment * contribution
Competence means that individuals have the knowledge, skills and values ​​needed for work today and future. We can clarify the term "Competence" is an employee with the right skills, in right place, do a right job. Competence is clearly important issue because of the lack of competence will lead to poor decision making. However, qualified talent without "Commitment", competence can be decreased by the reason that employees have the competence but not committed despite the smart people still do not work effectively, because they will not attempt their best for the job.
Today it was found that, talent with the competence and commitment to the organization is not enough, they must have contributed to the success of each job as well as the success of the organization. This dedication is a voluntary “contribution”. An employee meets this three elements must be a high-quality talent.
With the characteristics of talent like this, what is the commitment of the organization to attract and retain them?
According to Professor Ulrich, a talent who will have outstanding work performance, on the other hand they also often have high demands and the organization must try to meet the most to be able to attract and retain them:
  1. As an organization with a vision: objectives and direction.
  2. Opportunity: The ability to grow, develop and learn.
  3. Preferential: Salary, reasonable reward.
  4. Impact: The employees can see the result or performance.
  5. Community: Co-workers, managers and leaders who build communities
  6. Communication: Always know what is happening and why, and
  7. Flexibility - Working environment: Given the choice and flexibility in working conditions.

“Trình bày của giáo sư Dave Ulrich (Đại học Michigan, Mỹ) tại hội thảo “Tư duy lại nhân lực và nhân tài” (Rethinking HR & Talent). Hội thảo do trường Doanh nhân PACE tổ chức ngày 29/9/2011 tại TPHCM. Diễn giả Dave Ulrich hiện là giáo sư của Đại học Michigan (Mỹ), người được coi là “bậc thầy” thế giới về lĩnh vực nhân sự, một trong những “bộ óc” quản trị có ảnh hưởng nhất thế giới. Năm 2010, ông đã được trao tặng giải Nobel Colloquia dành cho những tên tuổi dẫn dắt nền tưởng kinh tế và và kinh doanh.[2]
“Đánh thức nhân tài bằng "Lý thuyết Nhân tài 3C"[3]
"Lý thuyết Nhân tài 3C" (Talent = Competence*Commitment*Contribution / Nhân tài = Năng lực*Cam kết*Cống hiến) được Dave Ulrich xây dựng sau khi khảo sát, nghiên cứu trên hàng nghìn doanh nghiệp, trong đó có hơn một nửa số công ty trong danh sách Fortune 500 (được coi là những công ty tinh hoa nhất toàn cầu); phỏng vấn hơn 40.000 nhân sự được coi là "người tài" trên khắp thế giới.
“Tư tưởng và học thuyết của Dave Ulrich - Giáo sư Đại học Michigan (Hoa Kỳ) - về nhân lực, nhân tài, trong đó đặc biệt là "Lý thuyết Nhân tài 3C" (3C Talent Formula) đang được áp dụng phổ biến trên khắp thế giới, tỏ ra khả dụng đối với các tổ chức trong việc phát hiện "người giỏi", từ đó bồi dưỡng, vun đắp họ thành "người tài", mang lại giá trị cao cho tổ chức, xã hội.”
Năng lực (Competence)
Một nhân sự được cho là có năng lực khi anh ta có kiến thức, kĩ năng và giá trị phù hợp với công việc của hôm nay và nhất là trong tương lai. Năng lực liên quan tới 3 "đúng": kỹ năng đúng, vị trí đúng và công việc đúng.
Có 4 bước để xác định và phát triển năng lực: 1. Thiết lập một lý thuyết hoặc chuẩn mực (những năng lực hiện tại về xã hội và kỹ thuật mà công ty mình đang có là gì? Công ty đang phải đối mặt với những thay đổi về môi trường kinh doanh như thế nào và đã có những chiến lược gì để đối phó? Dựa vào môi trường tương lai và những lựa chọn về chiến lược, nhân viên cần phải thể hiện mình có những năng lực về kỹ thuật, xã hội nào?); 2. Đánh giá cá nhân và tập thể (khi đã có chuẩn mực, các nhân viên sẽ được đánh giá về những gì họ đạt hoặc không đạt được. Trong những năm gần đây, đánh giá nhân tài đã bắt đầu dựa trên cả kết quả công việc và cách thức hành xử); 3. Phát triển nhân tài (Bộ công cụ "6B" gồm Mua - Buying: tuyển dụng, tìm nguồn cung và gắn chặt tài năng mới vào tổ chức; Xây dựng - Building: phát triển nhân viên thông qua việc huấn luyện, công việc thực tế hoặc kinh nghiệm sống; Vay mượn - Borrowing: Đưa kiến thức vào tổ chức thông qua qua các chuyên gia tư vấn hoặc đối tác; Ràng buộc - Bounding: Bổ nhiệm đúng người vào những vị trí quan trọng; Cắt giảm - Bouncing: Loại bỏ những nhân sự thừa, yếu kém; Kết tinh - Binding: Giữ chân nhân tài). 4. Theo dõi và phát hiện, phát triển năng lực (Người tài ngoài việc được đánh giá thông qua lượng tiền họ tạo ra cho công ty thì còn được đánh giá thông qua khả năng tạo ra những người tài).
"Nhân tài phải là những người có khả năng làm tốt những công việc của ngày hôm nay và đặc biệt là của tương lai. Sẽ hết sức sai lầm nếu chỉ so sánh thành tích của quá khứ để xác định ai là nhân tài, mà phải nhìn về phía trước xem ở tương lai tổ chức mình sẽ cần những con người như thế nào," Dave Ulrich đặc biệt nhấn mạnh.
Cam kết - Commitment
Năng lực là không đủ nếu thiếu cam kết! Cam kết có nghĩa là nhân viên sẵn sàng cống hiến hết mình cho sự thành công của công ty. Trên thực tế, có những người rất giỏi, thông minh, thạo việc nhưng do không "chịu làm" hoặc làm không hết mình nên rút cục họ không tạo ra giá trị, đóng góp gì.
Theo Dave Ulrich, nhân viên thường sẽ "hết mình" khi họ "tạo ra giá trị cho tổ chức thì cũng sẽ nhận được những giá trị từ tổ chức". "Giá trị" đó có thể là: 1. Tầm nhìn: Mục tiêu, hướng đi; 2. Cơ hội: Khả năng trưởng thành, phát triển và học hỏi; 3. Ưu đãi: Lương, thưởng hợp lý; 4. Tác động: Có thể thấy được thành quả hoặc hiệu quả công việc; 5. Cộng đồng: Đồng nghiệp, quản lý và lãnh đạo - những người xây dựng nên cộng đồng; 6. Truyền thông: Luôn biết chuyện gì đang diễn ra và tại sao; 7. Sự linh hoạt - Môi trường làm việc: Được trao quyền lựa chọn và linh hoạt trong điều kiện làm việc.
Cống hiến - Contribution
Trước đây, khi đánh giá người tài thường ta chỉ dừng lại ở 2 yếu tố: năng lực (có khả năng làm việc) và cam kết (có ý chí làm việc). Tuy nhiên, với thế hệ nhân lực hiện nay và tương lai, chừng đó là chưa đủ, người tài còn phải là người biết cống hiến và được ghi nhận. Nghĩa là họ còn phải ý thức được ý nghĩa và mục đích của công việc mình làm, thậm chí, như Dave Ulrich nhấn mạnh, họ còn cần có được sự "thăng hoa", sự "viên mãn" trong cuộc sống và công việc.
Điều đó sẽ đạt được khi cùng với tổ chức, cá nhân trả lời được 7 câu hỏi sau: 1. Tôi là ai? (người lao động hiểu được mình và vị trí, vai trò, trách nhiệm... của mình trong tổ chức); 2. Tôi sẽ đi đến đâu và tại sao? (tổ chức giúp được gì cho người lao động để họ đạt đến mục tiêu của mình); 3. Tôi sẽ đi với ai? (tổ chức xây dựng nhóm hỗ trợ như thế nào để người lao động không cảm thấy đơn độc); 4. Làm thế nào để tôi rèn luyện về tinh thần? (tổ chức hành xử như thế nào đối với các chuẩn mực tinh thần như sự khiêm tốn, tinh thần phục vụ, sự tha thứ, lòng biết ơn...); 5. Những thử thách nào mà tôi sẽ vượt qua? (tổ chức giúp người lao động làm thế nào để vượt qua những thử thách một cách dễ dàng, đầy hào hứng và thú vị); 6. Làm thế nào để tôi có thể tiếp cận với các nguồn lực? (tổ chức giúp người lao động giải quyết những vấn đề về sức khỏe, không gian và các nhu cầu tài chính); 7. Nguồn cảm hứng của tôi là gì? (tổ chức sẽ làm gì để giúp người lao động luôn cảm thấy thoải mái, vui vẻ).
Trong "phương trình 3C" như đã nêu trên, 3 biến được kết nối với nhau theo cấp số nhân, chứ không phải cấp số cộng. Nghĩa là, nếu một biến nào đó bị mất đi, 2 biến còn lại sẽ không thể thay thế được. Chẳng hạn, người có năng lực kém sẽ không bao giờ là "nhân tài" kể cả khi anh ta có sự cống hiến và hết mình, và ngược lại. Nói cách khác, nhân tài phải có kỹ năng, ý chímục đích và phải thể hiện qua được việc, hết mìnhcống hiến.”[4]


DL



[1] Ulrich, D., Losey, M. and Meisinger, S. (2005). “Future of Human Resource Management: 64 Thought Leaders Explore the Criticahttp://www.blogger.com/blogger.g?blogID=6872258655285276254#editor/target=post;postID=6976548307305620657;onPublishedMenu=allposts;onClosedMenu=allposts;postNum=0;src=linkl HR Issues of Today and Tomorrow”, Publisher: John Wiley & Sons, Inc.
[2] Cong Quang. (2011). "GS Mỹ: VN cần tạo thế chân kiềng để đánh thức nhân lực, nhân tài". Bao Dan Tri. Retrieved on Oct.28th, 2012.  from the website: http://www.tin247.com/gs_my_vn_can_tao_the_chan_kieng_ de_danh_thuc_nhan_luc_nhan_tai-11-21836034.html
[3] Nam Tien. (2011). "Cung bac thay the gioi dinh nghia lai nhan tai". Dien Dan Kinh Te Viet Nam. Retrieved on Oct.28th, 2012 from the website: http://vef.vn/2011-08-23-cung-bac-thay-the-gioi-dinh-nghia-lai-nhan-tai.
[4] Nam Tien. (2011). "Cung bac thay the gioi dinh nghia lai nhan tai". Dien Dan Kinh Te Viet Nam. Retrieved on Oct.28th, 2012 from the website: http://vef.vn/2011-08-23-cung-bac-thay-the-gioi-dinh-nghia-lai-nhan-tai.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét