Tại sao nói tổng quan về công suất sản xuất thép của thế giới và sau đó
là của Trung Quốc (TQ) là bởi sản lượng sắt thép TQ hiện tại chiếm đến 50% sản
lượng thép toàn cầu. Trên
thế giới hiện có 66 quốc gia có ngành công nghiệp sản xuất thép, có tổng sản lượng
chiếm 99% tổng sản lượng thép toàn cầu. Sản lượng thép thô (Crude steel) toàn cầu
năm 2013, 2014 và 2015 lần lượt là 1649 triệu tấn, 1665 triệu tấn và 1605 triệu
tấn [1.6 tỷ tấn] (ước). Chưa biết tại sao Việt Nam ta không được tính trong 66 quốc gia này,
mặc dù sản lượng thép hàng năm của Việt Nam cũng khoảng 5 triệu tấn trong
những năm gần đây là một con số không nhỏ.
Nguồn: World Steel Association
(2015)
Chúng
ta thấy rằng ngành thép thế giới đã đi qua các giai đoạn tăng trưởng cao ví dụ
giai đoạn sau chiến tranh những năm 50-60, hoặc giai đoạn kinh tế toàn cần tăng
trưởng cao từ 2000-2007, tiếp đến là bị suy thoái sau khủng hoảng tài chính 2008 và có vẻ như đã
đạt đỉnh vào năm 2014 trong giai đoạn này. Dự đoán năm 2015 sẽ bắt đầu cho một
chu kỳ đi xuống của tiêu thụ thép (dự đoán giảm khoảng 3% so với 2014).
Các “cường quốc” về thép, xếp theo thứ tự giảm dần gồm
Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nga, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil và
Ukraine. Năm 2014, chỉ riêng 10 nước này đã có một sản lượng thép là 1389 triệu
tấn, chiếm đến 84.3% tổng sản lượng thép toàn cầu.
Sản lượng thép thô của TQ năm 2013 là 815.4 triệu tấn, năm 2014 là 822.7 triệu tấn và ước tính năm 2015 là 802 triệu tấn giảm 2.5% yoy.
Hình 3: Sản lượng thép thô tính theo % năm 2013-2014
Hình 3: Sản lượng thép thô tính theo % năm 2013-2014
(RoW: Rest of World)
SẢN LƯỢNG THÉP KHỔNG LỒ CỦA TRUNG QUỐC VÀ SỨC ÉP LÊN NGÀNH THÉP THẾ GIỚI
Trên biểu đồ ta thấy sản lượng thép của Trung Quốc luôn chiếm xấp xỉ 50% sản lượng thép thế giới, ngay cả năm 2015, sản lượng thép Trung Quốc giảm 10% so với năm 2014 thì nó cũng chiếm đến 50.1% sản lượng thép thế giới.
Ngành thép Trung Quốc ảnh hưởng đến ngành thép toàn
cầu như thế nào? Xin thưa là sức ảnh hưởng vượt quá 50% (!). Chúng ta thử nhìn
vào biểu đồ dưới đây sẽ thấy rõ:
Nguồn: CEIC và WSA
Biểu
đồ cho thấy, trong vòng hơn hai mươi năm qua, nếu sản lượng thép Trung Quốc
không tăng trưởng thì tăng trưởng sản lượng thép cả thế giới hầu như đi ngang!
(đường nằm giữa – World excluding China), hình bên dưới cho tỷ lệ sản lượng
thép Trung Quốc so với sản lượng thép toàn cầu những năm gần đây: bắt đầu từ dưới
50% sản lượng toàn cầu và đi lên đạt 50% vào năm 2014.
Nguồn: WSA
Nguồn: SEAISI
Ta
thấy trong ba thập kỹ mà nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng hai con số, thì
tăng trưởng ngành thép cũng rất khủng khiếp, giai đoạn tám năm trước khủng hoảng
tài chính toàn cầu 2008 có tốc độ tăng trưởng kép CAGR là 19%![1]
Những năm gần đây, cứ trong 10 công ty có sản lượng
thép hàng đầu thế giới (chiếm sản lượng 444 triệu tấn) thì có đến 5-6 công ty
là của Trung Quốc, ví dụ năm 2014 các công ty Hebei steel group, Baosteel,
Shagang, Ansteel, Wisco và Shougang nằm trong top 10 công ty thép lớn nhất thế
giới. Cứ 50 trong công ty thép hàng đầu thế giới thì đến 25 công ty của
Trung Quốc!
Hình 7a: Top 10 công ty thép lớn nhất thế giới năm 2014, số liệu WSA (2014). ĐV: triệu tấn
Hình 7b: Top 10 công ty thép lớn nhất Trung Quốc năm 2014, số liệu WSA (2014). ĐV: triệu tấn
Hình 7a: Top 10 công ty thép lớn nhất thế giới năm 2014, số liệu WSA (2014). ĐV: triệu tấn
Hình 7b: Top 10 công ty thép lớn nhất Trung Quốc năm 2014, số liệu WSA (2014). ĐV: triệu tấn
Cột
ngoài cùng bên trái bảng là xếp hạng thế giới năm 2014, Hebei, một tập đoàn
thép của nhà nước xếp hạng ba thế giới với 47.1 triệu tấn, là một tập hợp các
công ty thép của tỉnh Hà Bắc (một liên minh lỏng lẻo!), đây là một trong các thủ
phủ thép của Trung Quốc, nằm ở phía Bắc TQ, giáp với Bắc Kinh và Thiên Tân.
Baosteel đứng thứ tư với sản lượng 43.3 triệu tấn. Rất nhiều cái tên quen thuộc
với thị trường thép Việt Nam, như Hebei, Baosteel, Vũ Hán (Wuhan steel - WISCO), Shandong
Steel, Maashan và Benxi. Mười công ty lớn nhất của TQ này có tổng sản lượng là
300 triệu tấn, chiếm 36.6% thị phần thị trường thép TQ.
CÁC “THỦ PHỦ THÉP” CỦA TRUNG QUỐC
1. Hà Bắc (Hebei): Đây là tỉnh nằm ở phía Bắc có
ngành thép lớn nhất TQ, sản lượng thép của tỉnh này thường chiếm một phần tư sản
lượng toàn TQ. Năm 2014 sản xuất ra 185.3 triệu tấn thép. Tỉnh này đang bị áp lực
cắt giảm sản lượng thép do mức độ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Thành phố Đường
Sơn (Tangshan) là bản doanh của một công ty thép rất lớn- Tangsteel, và là một thành phố có sản lượng thép lớn nhất Hồ Bắc, chiếm đến một nửa tổng SL thép của tỉnh, cũng là TP ô nhiễm nặng nhất, hiện đang bị áp lực buộc
phải cắt giảm 20% sản lượng thép. Năm 2014 tỉnh này đã cắt giảm được 15 triệu tấn
thép thông qua việc đóng cửa 40 nhà máy thép và giảm sản lượng chung của các
nhà máy. Năm 2015 dự kiến cắt giảm 5 triệu tấn.
2. Tỉnh
sản xuất thép lớn thứ hai TQ là Giang Tô (Jiangsu), năm 2014 tỉnh này sản xuất
ra 102 triệu tấn thép!
3. Các
tỉnh tiếp theo là Liêu Ninh (Liaoning)- 65 triệu tấn; Sơn Đông (Shandong)- 64
triệu tấn và Sơn Tây (Shanxi) 43.3 triệu tấn (số liệu 2014) [2]. Ngoài ra một số tỉnh khác tuy sản lượng thép không lớn như các tỉnh đã kể trên tuy nhiên là bản doanh của các công ty thép lớn, ví dụ như thành phố Thượng Hải là bản doanh của Baosteel (Baoshan) với sản lượng 21.8 triệu tấn năm 2014 hoặc một tỉnh có một nhà máy thép gần nước ta nhất là Quảng Đông với nhà máy Baosteel Zhanjiang (Trạm Giang), mới start up tháng 9 năm nay với sản lượng giai đoạn một là 4.1 triệu tấn và sản lượng của toàn bộ nhà máy sau khi hoàn thành giai đoạn hai là 8.75 triệu tấn.
Tình
hình thị trường ngành thép TQ hiện đang khó khăn đến mức nào? Chênh lệch giữa
cung và cầu đang ở mức độ bao nhiêu? Hệ quả tác động lên ngành thép trên thế giới
ra sao? TQ đang thực thi chiến lược gì để có thể hồi phục và phát triển ngành
thép của họ? Mời các bạn xem tiếp phần 2 “Ngành thép TQ, sản lượng dư thừa và các
hệ lụy”.
Ước gì mỗi năm anh có tầm chục bài như vậy! :)
Trả lờiXóaThanks em. Cũng muốn lắm nhưng cần nhiều thời gian :)
Trả lờiXóa