Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2016

LÝ THUYẾT VỀ NHU CẦU THÉP VÀ NHU CẦU THÉP CỦA VIỆT NAM

[THEORY OF STEEL DEMAND AND STEEL DEMAND OF VIETNAM]
       Nhu cầu thép của mỗi đất nước hay của cả thế giới sẽ phát triển theo hướng nào, liệu mức tăng trưởng cầu có là vô hạn hay hữu hạn? Hay biến động theo một mô hình nào đó? Bài viết này nhằm sơ lược lại một số nghiên cứu về mối tương quan giữa nhu cầu thép và thu nhập bình quân đầu người cũng như mức độ đô thị hóa nhằm trả lời phần nào câu hỏi trên.
       Trước hết xem xét vào con số về nhu cầu thép thế giới từ năm 1970 trở lại đây.
Hình 1: Nhu cầu thép toàn cầu từ 1970-2015, triệu tấn
Nguồn: WSA
Ta thấy nhu cầu thép có lúc suy giảm, ví dụ thập niên trước, những năm quanh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, nhu cầu thép giảm rõ rệt. Tuy vậy, nhìn chung là nhu cầu thép có xu hướng tăng. Nguyên nhân chính là nhu cầu thép tăng theo sự tăng trưởng của GDP, đối với các nước đang phát triển. Hình 2 cho thấy tăng trưởng nhu cầu thép của Hàn Quốc và Trung Quốc có mối liên hệ mật thiết với tăng trưởng GDP bình quân đầu người. Dĩ nhiên ở các nước đã phát triển không cho thấy xu hướng này, mà ta sẽ bàn đến ở phần sau.
Hình 2: Tăng trưởng sản lượng thép theo GDP bình quân đầu người của Mỹ, Nhật, Hàn và Trung Quốc.
Lý thuyết phổ biến về nhu cầu thép là lý thuyết sự thay đổi của nhu cầu thép theo tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân đầu người [Intensity of steel use]. Lý thuyết này được các nhà nghiên cứu chứng minh bằng phép hồi quy theo phương pháp Bayesian [Bayesian vector regression], dựa trên thống kê số liệu tiêu thụ thép và GDP per capita của các nước trên thế giới, các nghiên cứu tiêu biểu như Crompton (1995)[1], Chen, Clements, Roberts, and Weber (1991)[2], Robert (1996)[3] and Warell, L. and Olsson, A. (2007)[4]. Biểu diển của lý thuyết này là một đường cong hình chữ U ngược [U-shaped] như hình dưới:
Hình 3: Relationship between Steel demand and GDP per capita, U-shaped curve
Nguồn: Crompton, P.(1995). “Forecasting Steel Demand In South-EastAsia”,  Department of Economics, The University  of Western Australia Nedlands, Western Australia 6907.
Một cách sơ lược, lý thuyết này nói rằng, nhu cầu thép của mỗi quốc gia sẽ tăng trưởng hay suy giảm phụ thuộc vào chu kỳ của nền kinh tế của quốc gia đó. Khi thu nhập bình quân đầu người (GDP per capita) thấp, nền kinh tế đang ở giai đoạn đầu, chủ yếu phát triển ngành nông nghiệp, do đó nhu cầu về thép là rất thấp. Khi nền kinh tế phát triển hơn, quá trình công nghiệp hóa diễn ra, tốc độ đô thị hóa tăng cao, nhu cầu nguyên vật liệu thép cho ngành hạ tầng và ngành chế tạo tăng dẫn đến như cầu sử dụng thép tăng cao. Tuy nhiên khi nền kinh tế phát triển hơn nữa, tức là cơ sở hạ tầng đã hoàn thiện và tỷ trọng ngành dịch vụ sẽ tăng cao dẫn đến nhu cầu vật liệu thép của nền kinh tế sẽ giảm đi. Ví dụ cụ thể như là hình bên dưới, ta thấy nhu cầu thép của Nhật Bản hay của Mỹ đều đã qua giai đoạn đỉnh cao. Trong lúc Trung Quốc và Ấn Độ đang trong giai đoạn tăng trưởng.
Hình 4: Cường độ sản xuất thép trên GDP bình quân đầu người
Một nghiên cứu của Mike Elliott (2015) [Global Mining & Metals Leader, Ernst & Young][5] cho thấy rõ tính thực tiển của lý thuyết này:
Hình 5: Steel intensity vs per capita, 2014
Nguồn: Mike Elliott (2015)
Tương tự lý thuyết trên, Elliott biểu diễn nhu cầu thép qua 3 giai đoạn 1, 2 và 3 như trên biểu đồ. Biểu đồ cho thấy nhu cầu thép các nước phát triển đã suy giảm đáng kể như US, Nhật Bản, Đức, Canada, Pháp, Ý…Theo nghiên cứu này thì khi thu nhập bình quân đầu người đạt 15,000-20,000 USD thì nhu cầu thép bắt đầu suy giảm.
Nhu cầu thép, theo lý thuyết này thì phụ thuộc lớn vào tốc độ tăng tỷ lệ đô thị hóa, khi đô thị hóa tăng cao dẫn đến nhu cần nhà ở và hạ tầng tăng theo kéo theo tăng tiêu thụ thép.
Hình 6: Nhu cầu thép tỷ lệ với tỷ lệ đô thị hóa
Nguồn: WSA
Hình 7: Một vài thống kê và ước tính tỷ lệ đô thị hóa
Nguồn: WSA
Nhu cầu thép của Việt Nam
Hình 8: Tỷ lệ đô thị hóa Việt Nam từ 2004-2016
Tốc độ đô thị hóa cao là một trong các nguyên nhân chính làm tăng cầu về thép. Với mức tiêu thụ thép thô dưới 200kg/người như hiện tại thì tiềm năng tăng trưởng ngành thép còn rất lớn, để đạt được mức tiêu thụ 800-900kg người như các nước ở vào cuối giai đoạn công nghiệp hóa, bước chân vào hàng ngũ các nước phát triển. Có thể nói tiêu thụ thép của chúng ta chỉ mới nằm ở giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng, hay là đang nằm ở chân của biểu đồ chữ U ở trên.
Hình 9: Tiêu thụ thép biểu kiến trên đầu người từ 2003-2015
Source: WSA (2003-2012); từ 2013-2015 tác giả tự tính toán
      Tóm lại, mọi lý thuyết có thể thay đổi, cập nhật trong tương lai. Nhu cầu thép luôn biến động và bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Sự phát triển về công nghệ sản xuất, chế tạo, sự phát triển của ngành vật liệu mới, các vấn đề ô nhiểm môi trường, thiên tai, khủng hoảng kinh tế đều có thể làm cán cân cung cầu của ngành thép biến động không như ta tưởng tượng.

Đình Long

                                            




[1] Crompton, P.(1995). “Forecasting Steel Demand In South-EastAsia”,  Department of Economics, The University  of Western Australia Nedlands, Western Australia 6907.
[2] Chen, D., Clements, K.W., Roberts, E.J and Weber, E.J. (1991). “Forecasting Steel Demand in China”, Resources Policy, 17(3)
[3] Roberts, M. (1996). "Metal use and the World Economy", Resource Policy, vol. 22, No.3
[4] Warell, L. and Olsson, A. (2007). Trends and developments in the Intensity of Steel use: An Econometric Analysis
[5] Elliott, M. (2015). "Urbanization, Steel Demand, and Raw Materials", Ernst & Young

3 nhận xét:

  1. Hi anh, bài viết giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về nhu cầu thép trong nước ở thời điểm hiện tại. Một số thông tin rất bổ ích, em xin phép được chia sẻ và sử dụng để phân tích cho khóa luận của mình nhé (có trích dẫn nguồn). hihii

    Trả lờiXóa
  2. Hi anh, bài viết giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về nhu cầu thép trong nước ở thời điểm hiện tại. Một số thông tin rất bổ ích, em xin phép được chia sẻ và sử dụng để phân tích cho khóa luận của mình nhé (có trích dẫn nguồn). hihii

    Trả lờiXóa